THANG NANG TỰ (tiếp theo)
- Đạo của Huyền Không nằm trong Ngũ Hành, biết điều này thì không cần nạp giáp.
Trong “Kinh Dịch”, một Âm một Dương gọi là Đạo. Huyền Không Ngũ Hành dùng sơn thủy phân Âm Dương, lại xem Âm Dương là Thư Hùng. Thiên Đạo xoay sang tái thuộc Dương, mà sinh khí của nó bố trí theo chiều Thuận; Địa Đạo xoay sang phải thuộc Âm, sinh khí bố trí theo chiều Nghịch. Âm đắc Dương từ dưới đất lên trời, khí mới cùng giao, Dương dụng Âm từ trên trời xuống, khí mới tương giao. Cho nên một Thuận một Nghịch giao hội xen kẽ. Ví dụ Hợi Long, đi về bên trái, khởi từ Giáp Mộc Sinh Hợi mà Vượng Mão, thuận với bố cục. Tuất Long đi về bên phải, khởi từ Ất Mộc Sinh Ngọ mà Vượng Dần, nghịch với bố cục. Còn về chuẩn mực xác lập hướng của nó, có khi Sinh Long làm hướng Vượng, có khi Vượng Long làm hướng Sinh, có khi làm hướng từ Mộ, như thế gọi là cách Tam Hợp Liên Châu. Sơn và Thủy đều có Sinh Vương Mộ riêng, cho nên nói Long Thần hạ sơn không hạ thủy. Và cũng vì thế mà không cần phải nạp giáp.
- 24 sơn Âm Dương điên đảo có châu báu, mà 24 sơn nghịch thuận điên đảo đều có bần tiện.
Giữa sơn với sơn đã có phân biệt về Tả và Hữu hành như thế, khí của Hữu hành phân Âm Dương mà thuận nghịch đảo điên. Dương khí thuận, khí của sinh vượng khởi từ Tý chuyển qua Sửu. Âm khí nghịch, khí sinh vượng khởi từ Ngọ chuyển qua Tỵ 24 sơn tự có phú quý. Nếu lấy nghịch làm thuận, lấy thuận làm nghịch thì chúng tự có bần tiện. Nhận biết một dọc một ngang (Kinh Vĩ) của Kim Long, vô cùng có ý nghĩa, nó động hay không đều do cao nhân nhìn thấy hay không thấy.
Kim Long là chỉ bốn (4) thủy khẩu của Kim. Long là dọc (Kinh), Thủy là ngang (Vĩ), Kim Long động hay không không phải cao nhân làm sao quyết định!
- Đệ nhất Nghĩa, phải biết sự vận hành và dừng lại của Thần Long, Đệ nhị Huyền,
Minh Đường của Lai mạch không được thiên lệch; Đệ tam Pháp, truyền, vận công không được đè nén; Đệ tứ Kỳ, Minh Đường chũ thập ( ) có Huyền vị; Đệ ngũ Diệu, Thanh Long trước sau tương hỗ ứng chiếu; Đệ lục Bí, Thành Môn tám thước giữ được Chính Khí; Đệ nhất Áo, phải hướng về Thiên Tâm tìm Thập Đạo, Đệ bát Tải, phải nhận rõ lai khứ của Thủy; Đệ cửu Thần, dùng Bình Địa và Cao Phong của nó; Đệ thập Chân, nếu có chỗ khuyết hãm thì không phải là chân thực.
Đoạn này chuyên nói về Tam Hợp, vì sự diệu dụng mà đề cập đến sự vận hành và đình chỉ của Long, sự lệch và thẳng của mạch, Long Hổ trái phải, Minh Đường chữ Thập trước sau chào đón. “Tám nước” chính là Tám hướng, Thành Môn là Thủy Khẩu, chúng cần phong tỏa được khí, Thiên Tâm Thập Đạo, chuẩn mực lập huyệt, cần phải khiến cho thủy chảy uốn lượn phân rõ Lai và Khứ của Thủy, hoặc Bình Địa hoặc cao phong đều dùng những chuẩn mực trên, thiếu một cái đều không phải là thực.
Cách Đảo Trượng, trước tiên là phải bàn tới Mạch Lạc, Âm Dương, Cầu Thiềm, Giới Hợp. Khẩu quyết: “gặp Nhất lạp Túc (một hạt thóc)” là tâm pháp của Dương Quân Tùng, không dùng Quái khí. Cho nên nói, tối quan yếu là thế, thứ đến là hình, thứ nữa là phương vị. Nhận biết hình dáng của chưởng, thái cực phân rõ ắt có ý đồ.
Nơi kết huyệt có vòng thái cực, thì đó là Cầu Thiềm, tựa hình chưởng (lòng bàn tay). Biết được hóa khí Sinh Khắc chế hóa, tất sẽ nhớ kỹ. Khí vận hành dưới đất, không hình trạng nên khó biết. Dùng Sinh Khắc để biết, chính là Quý Khảm kèm theo Xà cuồn cuộn tiến vào hướng Hợi Càn Bính, đây là ý nghĩa của Sinh, những phần khác phân Kim vượt triền, đều có sinh khí, cần phân rõ Phương, Viên, Tiêm, Tú, của Ngũ tinh.
- Ở trên nói tới phương vị, phần này bàn về hình thế. Thông hiểu tinh phong cao thấp thì phân biệt tỉ mỉ
Tinh có hình thể, phong cũng có, cần hiểu rõ Ngũ Hành Sinh Khắc. Sinh Tử Lai Khứ của Quỷ và Diệu thực huyền ảo. Quỷ Long, Diệu tinh kết huyệt, huyệt có thể kết khi có Sinh và Lai, Tử và Khứ thì không phải là Chân huyệt. Lấy Thủy để nói, nó cũng có các phương hướng Quỷ, Diệu, Sinh, Tử, Lai, Khứ.
- Thủy có Sinh Vượng thì cát, Hưu Tử thì hung.
Đặt Thủy hợp với Sinh Vượng thì tốt, Hưu Tù thì xấu, câu này chính là khẩu quyết cho việc đặt Thủy trước huyệt. 24 ngọn núi phân ra Ngũ Hành, trong chúng có thể thấy rõ vinh nhục và sinh tử, chúng đối nhau mà không giống nhau, bí mật nằm trong Huyền Không. Nhận chuẩn xác Long mạch, nhận địa huyệt phải rõ ràng, phải phân biệt được Thiên Tâm, như vậy kết huyệt chẳng phải khó, chỉ cần đặt Thủy trong Hướng, từ ngoài Sinh vào gọi là “Tiến”, huyệt này mang lại phú quý. Từ trong Sinh ra gọi là “Thoái”, tiền của trong nhà tiêu tán. Sinh nhập Khắc nhập gọi là “Vượng”, con cháu đời đời làm quan phú quý là do loại huyệt mộ này.
Câu “đối nhau mà không giống nhau” là chỉ Tam Hợp hoặc Âm hoặc Dương tiếp nhận khí Sinh Vượng. Song không hợp chuẩn mực thì phải dùng tới sinh khắc của Tiểu Huyển Không.
- Phải rõ nguyên nhân vì sao Mạch, tức Sinh Vượng, Long nghỉ ngơi, Mạch lạnh lẽo thì sắp có tai họa. Dù có Sơn hộ cứu, cũng uổng phí Lộc Mã theo cùng.
Đoạn này bàn tới sự thịnh suy của Mạch, thức Nhập Thủ. Mạch là Lai Mạch, tức là Khí tức và cũng nói về hình thế phương vị, như Lai Mạch hoạt động chính là Sinh, thẳng cứng là Tử, Khí tức đầy đủ là Sinh, thiếu thốn là Tử. Mạch tức đã suy nhược thì dù có Lộc Mã và Quý Sa đi kèm cũng vô dụng.
Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|