THIÊN NGỌC KINH
DƯƠNG QUÂN TÙNG
NỘI TRUYỆN THƯỢNG
- Giang Đông nhất quái đến thì cát, là Bát Thần tứ cá nhất hợp thành.
Giang Đông là chỉ xoay mình về bên trái, Dương Long chuyển mình từ Đông sang Tây, thuộc Dương, nên mới là nhất quái. Bát Thần là 8 phương vị Ất, Bính, Tân, Nhâm, Đinh, Canh, Quý, Giáp và 24 vị trí của Tam Hợp, Ngũ Hành, mỗi phươn vị cứ cách 8 thì tương sinh. Tứ cá chính là Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, và 4 xứ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Đây là Long xoay sang trái thuộc Dươngng Sinh Vượng Mộ, Dương chuyên thuận theo nó, nên gọi là Bát Thần tứ cá nhất. Nhất là chỉ Dương.
- Giang Tây nhị quái sắp thành phương vị của Long, là Bát Thần tứ cá nhị.
Giang Tây là chỉ Âm Long xoay sang pải, từ hướng Tây đi sang Đông, nghịch với vị trí của Long, Ất, Bính, Tân, Nhâm, Quý, Canh, Giáp đều thuộc Âm nên gọi là quái Nhị Long, xoay sang phải thì thuộc Âm, Sinh Vượng Mộ chuyển biến theo Âm. Nhị là chỉ Âm.
- Nam Bắc Bát Thần cũng đồng một quái, với Đông Tây không có sai biệt.
Tác giả lại sợ người đời sau câu nệ Đông Tây mà không biết có Bát Thần Nam Bắc hôn chuyển tả chuyển nơi Đông Tây tương đồng có thể xem làm một. Sở dĩ lại nói cùng một quái, thì là tương đồng nói chung, không sai dịch là quái bao sơn hướng thủy mà nói.
- 24 Long nắm giữ Tam Quái
24 Long không xuất đầu lộ diện, nên nói là Tam Quái, Tứ Sinh Vượng Khảm, Ly, Chấn, Đoài; Tứ Sinh Mộ Càn, Khôn, Cấn, Tốn, Âm Dương Nam Bắc Đông Tây phối hợp tại đây. Phải tìm Thiên Quái Giang Đông trên bàn tay.
Thiên Quái tức là nói Địa Chi tùy theo Thiên Can, cũng chính là an tinh Ngũ Hành trước. Tức trên bàn tay phân Âm Hành trước. Từ trên bàn tay phân Âm Dương thuận nghịch, khởi Sinh khởi Tử; Vượng Mộ sắp đặt Cửu tinh dùng nó mà xác định cát hung của Thủy Thần. Cách dùng Thủy, tại Giang Đông gọi là Dương, mà Âm cũng có thể dùng nó mà đối chiếu.
Địa Quái, ai là người hiểu hết sự huyền diệu, Thủy và Sơn đối nhau. Địa Quái là Thiên Can phối hợp với Địa Chi, cũng chính là hai mặt trước sau của Tam Hợp Ngũ Hành. Là tổ tiên của Song Sơn tam Hợp, đây là yếu quyết của Âm Dương Sinh Tử, cách dụng cua Sơn, Thủy đối nhau, cho nên tác giả nói:
“Thiên Quái ở trên dung để chỉ Thủy Thần Vượng Mộ, Địa Quái dựa vào Long để bàn về Sinh Tử của Sơn, Thủy, thể chất và chỗ dụng của hai quái tương hỗ nhau. Do vậy mới nói “đối nhau”. Phàm là Thủy ắt phải tới từ trời nên gọi là Thiên Quái, phàm là Long ắt phải ngủ yên dưới đất, vì vậy gọi là Địa Quái”.
- Cần phân biệt kỹ phụ Mấu Âm Dương, trước sau cùng tương hỗ, rồi mới có thể an táng hài cốt.
Đoạn này bàn tới cội nguồn của trời đất, Phụ Mẫu khác nhau mới có sai biệt Âm Dương, sau đó tương hỗ mới phân ra trái phải.
- Long đi theo hình Bát Quái mà không rời vị trí, gia thế đời đời phú quý, Thủy lưu luôn chảy về bản quái, danh vang thiên hạ. Nếu Long rời khỏi Bát quái thì bần tiện. Sắp đặt Thiên Y, Phúc Đức tốt thì có thể lấy vinh hiển.
Không rời vị trí là muốn nói Long cùng Thủy tụ về một đường, Tả Hữu thuận nghịch chủ 24 vị, nếu Ngũ Hành không rời Bát quái, thì Long hướng sẽ hợp trên một đường, đây là Toàn Cục, trong nhà đời đời có người làm quan. Nếu Thủy đến theo Quan Vượng, dòng chảy trở về bản quái Phụ Mẫu, thì danh vang khắp gầm trời. Nếu không có cục thuế Quan Vượng gặp Sa Thủy thì suốt đời bần tiện. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa; Âm Dương; Tả, Hữu luôn ở trong Bát Thần, như thế là hướng thủy luôn trở về cùng bản quái.
- Đảo lật Phụ Mẫu hộ tống Long vị, hướng núi cùng dòng chảy của Thủy tương đồng, Âm Dương hợp trên một đường đến trong quái.
Thủy lưu trở về Long vị là đảo lộn Phụ Mẫu. Trong 24 vị, Âm và Dương cùng chiếm một nửa, Thiên Quái chuyển từ Dương, Địa quái theo Âm chuyển, Thiên Quái theo Dương là chỉ nó chia làm 12 Dương vị, đi theo chiều thuận là Ngũ Hành; Địa Quái theo Âm là chỉ nó phân ra làm 12 Âm vị, đi theo chiều nghịch làm Cửu Tâm. Cát hung của chúng đều nằm trong hai quái Thiên và Địa.
- Quan Thiên Quan Địa xác định Thư Hùng, có thể thấy phú quý trong đó; Phiên Thiên Đảo Địa đối mà không đồng, huyền diệu ở tại Huyền Không.
Đoạn này muốn nói về hai cục thế Âm Dương và Tả Hữu. Dương xoay sang trái di thuận thành Hùng. Âm xoay sang phải đi nghịch thành Thư. Dựa vào Âm Dương, thuận nghịch của Thủy Thần thì sẽ khởi Sinh Vượng, thế gọi là Phiên Thiên Đảo Địa. Trong Huyền có Huyền, trong Không có Không, còn được gọi là Huyền Không Thiên Quái. Dư Giới Thạch có nói: “Người đời chỉ thích dùng Tiểu Huyền Không Ngũ Hành để nói về sinh tử của Thủy Thần, La Kinh 24 chữ, Thủy Thổ chiếm một nửa”.
Phàm Thuỷ pháp nên dùng Song Sơn liên tiếp làm mục đích của nó, như thế Viên Thần sẽ không gây trở ngại cho Vi có sơn Tràng Sinh. Trên Sơn có Huyền Khiếu, đôi bên đều hữu dụng. Quan Thiên Quan Địa tức Thìn Tuất Sửu Mùi, Phiên Thiên Đảo Địa là Âm Dương sinh tử.
Sưu tầm-Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|