Tools
Login
You are here: Trang chủ » TIN TỨC » Tin pháp luật » Hết "cửa" kêu oan vì VKSND tối cao làm sai (kỳ 3)
Thứ bảy, 20 Tháng 4 2024
Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 

Hết "cửa" kêu oan vì VKSND tối cao làm sai (kỳ 3)

Email In PDF.

(VP luật sư Triệu Dũng)_ Một khoảng trống pháp lý lớn đã tạo ra “quyền lực tuyệt đối” khi những quyết định trái pháp luật của cơ quan tối cao không bị phán xét.

VKS_nghe_CQDT_bao_cao

                                                                                        VKS nghe CQĐT báo cáo

Dấu hiệu lạm quyền…

Trong quá trình thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự có dấu hiệu oan sai, có những biểu hiện cho thấy sự lạm quyền của những người thực thi công vụ, đặc biệt là điều tra viên. Tuy nhiên, là cơ quan kiểm sát các hoạt động điều tra, VKSND tối cao đã không “tuýt còi” mà lại hợp thức hóa những việc làm sai trái đó bằng các quyết định phê chuẩn của mình.

Tại phiên thảo luận tại Hội trường ngày 11/5/2010, Quốc hội đã đặt ra vấn đề hình sự hóa các tranh chấp dân sự và nêu rõ trách nhiệm của VKSND tối cao. Đặc biệt là trong các vụ án mà Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh có dấu hiệu oan sai; trong đó, có 2 vụ án tình tiết đơn giản, tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án cấp huyện, CQĐT Bộ Công an khởi tố và điều tra nhưng VKSND tối cao vẫn “kiểm sát điều tra”. Đó là vụ án Vũ Đắc Lý và vụ án Nguyễn Văn Lượng.

Cả hai vụ việc này, giá trị tài sản liên quan đến tranh chấp là 100 triệu đồng. Nếu tranh chấp này có “dấu hiệu tội phạm” thì thẩm quyền khởi tố, điều tra và xét xử thuộc các cơ quan tố tụng cấp huyện. Vậy, lý do gì mà CQĐT Bộ Công an và VKSND tối cao lại “vào cuộc”?.

Ở vụ án Vũ Đắc Lý, các điều tra viên đã “bắt quả tang” ông Vũ Đắc Lý đang “cưỡng đoạt tài sản” mà thực chất là đang nhận tiền theo thỏa thuận góp tiền cùng sử dụng đường mà Công ty Lý Hùng thuê nền đường của Công ty quản lý đường sắt Hà Thái. Việc tổ chức “bắt quả tang” một giám đốc doanh nghiệp đang thực hiện giao dịch dân sự rồi tiến hành điều tra vượt thẩm quyền đã có dấu hiệu của hành vi lạm quyền.

Trong vụ án Nguyễn Văn Lượng, điều tra viên còn cầm tiền của con nợ để trả cho bên có nợ trong khi hai bên đang tranh chấp về thanh toán. Vụ việc tranh chấp nợ này nếu là tội phạm cũng thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT TP Nam Định, tại sao điều tra viên của Bộ Công an lại đi “điều tra” từ khi chưa có quyết định khởi tố đối với vụ án không thuộc thẩm quyền của CQĐT Bộ Công an?

Những dấu hiệu lạm quyền của CQĐT khá rõ, VKS là cơ quan kiểm sát điều tra phải từ chối phê chuẩn các quyết định khởi tố và xử lý vi phạm thì mới đúng pháp luật. Nhưng ngược lại, VKSND tối cao phê chuẩn và kiểm sát điều tra cả những vụ có dấu hiệu lạm quyền này.

Vừa đá bóng, vừa thổi còi...

Theo Luật tổ chức VKSND thì VKS các cấp có thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan điều tra các cấp. Theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự thì các hoạt động của cơ quan điều tra đều chịu sự kiểm sát của VKS. Thậm chí, những quyết định của CQĐT mà VKS phê chuẩn thì VKS phải chịu trách nhiệm cùng cơ quan điều tra.

Theo Bộ luật tố tụng hình sự,VKS còn là cơ quan công tố, thực hiện việc truy tố bị can trước tòa án. Kiểm sát viên là người thực hiện quyền công tố, vừa là người “kiểm sát” hoạt động của điều tra viên. Nhưng, việc thực thi quyền lực của kiểm sát viên thì lại không có ai kiểm sát. Trong một vụ án, kiểm sát viên vừa là “cầu thủ” vừa là… “trọng tài”.

Vì lý do này mà hầu hết các sai phạm của điều tra viên không được cơ quan kiểm sát điều tra xử lý. Trong vụ án Vũ Đắc Lý, Nguyễn Văn Lượng, khi đã phê chuẩn quyết định khởi tố và tạm giam thì VKSND tối cao là một phần của sai phạm. Vậy, ai kiểm sát và kiến nghị xử lý những sai phạm của cơ quan có chức năng “kiểm sát điều tra”.

Gần đây, vụ án Nguyễn Văn Thắng bị VKS huyện Mỹ Đức truy tố về tội “trộm cắp tài sản” cũng có sự “đồng lõa” của VKS đối với các sai phạm của CQĐT. Tại tòa, các nhân chứng đã “tố” điều tra viên dựng lời khai của họ, ghi lời khai không đúng sự thật. Lẽ ra, với vai trò là cơ quan kiểm sát điều tra, VKS phải “nhận trách nhiệm” về việc làm sai đó của điều tra viên. Nhưng, VKS đã không có ý kiến gì mà tiếp tục sử dụng chứng cứ được thu thập bất hợp pháp để buộc tội người bị truy tố.

Việc VKS thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà không có cơ quan nào kiểm tra, giám sát và tình trạng các quyết định của VKSND tối cao lại “miễn dịch” với khiếu nại đã khiến cho quyền lực của VKS trong tố tụng hình sự trở thành tuyệt đối. Đây là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng lạm dụng quyền lực tố tụng và oan sai trong tố tụng hình sự. Điều này phải sớm được chấm dứt.

Cần có một cơ chế để người bị oan khiếu nại và đấu tranh đến cùng với các quyết định trái pháp luật của VKSND tối cao cũng là một cách để hạn chế sự lạm dụng quyền lực trong tố tụng hình sự. Bạn đọc sẽ tìm hiểu về vấn đề này thông qua ý kiến của Luật sư Ngô Trung Kiên:

- Thưa Luật sư, có ý kiến cho rằng, quy định về việc giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự như hiện nay đã tạo ra “quyền lực tuyệt đối” cho VKSND tối cao, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
 
- Tôi nghĩ không chỉ riêng VKSND tối cao mà các cơ quan kiểm sát cấp dưới cũng có thể lạm dụng quyền lực nếu như không có một cơ chế giải quyết khiếu nại minh bạch và độc lập. Hiện nay, bản án, quyết định của Tòa án có thể bị phúc thẩm, giám đốc thẩm nhiều lần nhưng quyết định của VKS lại không có cơ chế xem xét lại, trong khi hậu quả của các quyết định trên là không khác nhau. Như thế là không hợp lý.

- Trong hệ thống pháp luật hiện hành, các quyết định hành chính của các cơ quan hành chính có thể bị khiếu nại, bị khởi kiện và xem xét công khai nhiều lần. Duy nhất chỉ có quyết định của VKSND tối cao trong tố tụng hình sự là gặp trường hợp không có cơ quan nào xem xét lại. Vì thế, nói là “quyền lực tuyệt đối” cũng không sai. Theo ông, trong các quy định của pháp luật hiện hành, có quy định nào để ngăn chặn và xử lý việc lạm dụng quyền lực xảy ra như nêu ở các vụ việc trên?

- Thực chất của việc lạm dụng quyền lực trên là những hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu của tội phạm về chức vụ như tội “Lạm quyền khi thi hành công vụ” hay các tội về xâm phạm hoạt động tư pháp. Nếu xem xét và xử lý nghiêm khắc thì vẫn có thể  ngăn chặn được nạn lạm dụng quyền lực tố tụng. Nhưng, việc xử lý các tội danh trên khó thực hiện trong thực tế vì cơ quan khởi tố, điều tra lại chính là VKS. Trong thực tế, hiếm thấy các điều tra viên, kiểm sát viên trong các vụ án mà VKS phải đình chỉ bị xem xét xử lý trách nhiệm hình sự.

Hơn nữa, những cán bộ làm sai vẫn bám vào quyết định “miễn trách nhiệm hình sự” mà VKS đưa ra để cho rằng họ không sai. Do đó, khó mà xử lý họ được. Vì thế, vẫn cần xây dựng một cơ chế giải quyết khiếu nại minh bạch và nhiều cấp đối với các quyết định của VKS mới có thể ngăn chặn được nạn lạm dụng quyền lực trong tố tụng hình sự và hạn chế được oan sai.

- Xin cảm ơn ông!

Bình Minh (Theo Phapluatvn.vn)


Tin mới cập nhật

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Prev Next

Lý do bị cáo Đỗ Hữu Ca được hưởng mức án dưới khung hình phạt

Lý do bị cáo Đỗ Hữu Ca được hưởng mức án dưới khung hình phạt

(TDGLaw) - Như PLO đã đưa tin, chiều 12-4, TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án mua bán hóa đơn, đưa - nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế. Trong đó, cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu... Read more

Pháp luật | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:21 | comments

Không cần xác nhận 'nông dân' vẫn được nhận chuyển nhượng đất lúa

Không cần xác nhận 'nông dân' vẫn được nhận chuyển nhượng đất lúa

(TDGLaw) - Luật Đất đai 2024 quy định cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa. Hiện nay, theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không... Read more

Tin nhanh | Thao Dan | 08 Tháng 4 2024 | Hits:25 | comments

Hack Facebook, Zalo lừa lấy tiền, tội gì?

Hack Facebook, Zalo lừa lấy tiền, tội gì?

(TDGLaw)- Hành vi hack Facebook, Zalo rồi nhắn tin mượn tiền, vay tiền… để chiếm đoạt tài sản của người khác vẫn chưa có sự thống nhất trong việc định tội danh.  Hiện nay, tình trạng hack tài khoản Facebook, Zalo của người khác, sau đó sử dụng các tài khoản này... Read more

Pháp luật | Thao Dan | 08 Tháng 4 2024 | Hits:25 | comments

Làm quy trình tước danh hiệu CAND 2 nữ cán bộ liên quan 'tiệc ma tuý' ở Hải Phòng

Làm quy trình tước danh hiệu CAND 2 nữ cán bộ liên quan 'tiệc ma tuý' ở Hải Phòng

(TDGLaw) - Công an Hải Phòng đang thực hiện quy trình để tước danh hiệu CAND với 2 nữ công an tham gia bữa "tiệc ma túy" tại khu đô thị cao cấp tại quận Hồng Bàng. Ngày 8-4, theo nguồn tin của PLO, Công an Hải Phòng đang thực hiện quy trình... Read more

Pháp luật | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:33 | comments

Tranh chấp đất đai, cậu sát hại cháu rồi bỏ trốn

Tranh chấp đất đai, cậu sát hại cháu rồi bỏ trốn

(TDGLaw) - Do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai, cậu ruột dùng búa sát hại cháu gái rồi bỏ trốn Ngày 20-3, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thế Hùng (thường gọi là Cò), 73 tuổi, ngụ phường... Read more

Tin nhanh | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:151 | comments

Công ty luật TDG.
Điện thoại : 04. 66556263 - 0942 477375.