THANG NANG TỰ (tiếp theo)
- Khôn, Nhâm, Ất từ Văn Khúc mà ra; Cấn, Bính, Tân đều tại Liêm Trinh vị; Tốn, Canh, Quý đều là Vũ Khúc vị; Càn, Giáp, Đinh, Tham Lang đều cùng một đường.
Hà Đồ thập nhị của Tiên Nhiên chuyên luận về Thiên quái. Ai Tinh, Ngũ Hành, Thiên Can phối hợp Địa Chi, Lạc Thư bát thập tứ duy của Hậu Thiên chuyên bàn về Địa quái, Tam Hợp, Ngũ Hành, Địa chi phối hợp Thiên Can Khôn, Giáp đồng cung, Tam Hợp Thân Tý Thì hợp thành Thủy cục, mà Khôn, Nhâm, Ất phối theo, cho nên cũng là Thủy, Thủy là Văn Khúc. Cấn, Dần đồng cung; Bính, Ngọ đồng cung; Tân, Tuất đồng cung; Tam Hợp Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục, mà Khôn, Bính, Tân phụ họa theo chúng, nên cũng là Hỏa, Hỏa là Liêm Trinh. Tốn, Tỵ đồng cung; Canh, Dậu đồng cung; Quý, Sửu đồng cung; Tam Hợp Tỵ Dậu Sửu hợp thành Kim cục, mà Tốn, Canh, Quý, tùy theo, nên cũng là Kim, Kim cũng là Vũ Khúc. Càn, Hợi đồng cung; Giáp, Mão đồng cung; Đinh, Mùi đồng cung; Tam Hợp Hợi Mão Mùi hợp thành Mộc cục, mà Càn, Giáp, Đinh tùy theo nên cũng là Mộc, Mộc là Tham Lang. Một thuận, một nghịch tổng cộng là 48 cục, Dương sinh Âm tử, Âm sinh Dương Tử, dùng Tam Hợp, Ngũ Hành để đếm, Long sinh Âm Dương lấy Thủy đối với Tam Nghĩa Sinh Vương Mộ. Sinh dùng để kiểm nghiệm sự bắt đầu của khí; Vượng kiểm nghiệm sự thịnh suy của khí, Mộ dùng kiểm nghiệm kết cục của khí. Tiên Thiên, Hậu Thiên cùng phối hợp, Hà Đồ, Lạc Thư, cùng tương hỗ làm biểu lý. Ngũ Hành dịch chuyển dưới đất, đều có thể biết. Không nói tới Thổ là vì Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là cung chuyển tiếp. Không nói Thân, Tý, Thìn mà nói Khôn, Nhâm, Ất là vì Địa chi Tam Hợp thì người ta dễ biết rõ Thiên Can, mà Tam Hợp lại chưa từng được nghe. Tả hành (theo chiều thuận kim đồng hồ trên la bàn) là Dương, đi từ Tý Sửu đến Tuất Hợi; Hữu hành (đi theo chiều nghịch) là Âm; từ Ngọ Tỵ đến Thân Mùi.
+ Tả hành là Dương, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
+ Hữu hành là Âm, Mão, Dần, Sửu, Tý, Hợi, Tuất, Dậu, Thân, Mùi, Ngọ, Tỵ, Thìn. Ngũ Hành Âm Dương, Sinh Vượng Mộ của nó đều chiếu theo thuận nghịch mà đếm. Thư Hùng giao hội hợp do Huyền Không, Huyền Không của Hùng và Thư tính toán trong quẻ. Thiên và Địa giao hội với nhau mà sinh vạn vật; chồng vợ tương giao mà thai dục vạn vật, đây là thiên cơ của sự biến hóa thai dục. Do vậy nhà phong thủy xác lập cách táng, dùng nó để cầu phúc khí của Quỷ, để khiến khí trời đất cùng thông suốt, không hề cách biệt. Thấy rõ sự giao hội của Thư và Hùng, biết được sự vận chuyển của Thuận Nghịch. Mộ huyệt dựa vào sinh khí, luôn có được Xung, sau đó mới có thể cầu phúc khí. Nếu chỉ là tượng trong Sa Thủy mà không có sự hòa hợp của Thư Hùng, thì không thể phát phú quý. Cho nên, Dương Quân Tùng có nói:
“Thư âm Hùng dương, sơn Long Thủy thần tự có Âm Dương”.
- Dương chuyển về bên trái, Âm chuyển sang bên phải. Âm Long nhập thủ nghịch,
Dương thủy nhập thủ thuận, Âm Dương cũng gặp, khí ắt xung hòa, sơn thủy chuyển sang trái hay phải đều nói theo hình tượng của nó. Nhị khí vận hành dưới đất di thuận hay di nghịch đều ngầm vào mộ, mắt tuy không thấy song hai khí vẫn vẫn cùng tương ứng, như thế vạn vạt sẽ biến hóa, điều này rát huyền diệu cho nên gọi là Huyền Không. Vần hiểu rõ Sơn và Thủy có họa phúc liên quan với nhau.
Luận Sơn, dùng hình dáng nào của Lai Long để khởi Tràng Sinh ? Luận Thủy, dùng Thủy Thần nào để khởi Tràng Sinh? Càn hiêu rõ Tam Hợp và Thuận Nghịch, Song Sơn là Sơn, Thủy là Thủy, phúc họa có liên quan với nhau sao? Giả như Thân Tý Thìn ba (3) cung có quan hệ với Long nhập thủ, lấy Thủy Long Tam Hợp Khôn Nhâm Ất để lập hướng, dùng khí đồng nhất song lại khiển Sinh tiến về hướng khôn, Thân, như vậy la phá Sinh; Thủy tiến về hướng Nhâm, Tý là Bại tại phương vượng. Phúc họa của nó vì thế phải liên quan với nhau. Hơn nữa, Tam Hợp là do Long Hướng và Thủy Khẩu hợp thành, tựa hình chân vạc cho nên gọi la Tam Hợp. Hướng chưa lập, họa phúc chưa hiện ra, Long Hướng đã định thì tùy thời có thể thấy phúc họa. Cho nên phúc họa là do người chứ không do trời. Người hiện tại có thể cải biến hay không thể cải biến.
- Đạo của Huyền Không nằm trong Ngũ Hành, biết điều này thì không cần nạp giáp.
Trong “Kinh Dịch”, một Âm một Dương gọi là Đạo. Huyền Không Ngũ Hành dùng sơn thủy phân Âm Dương, lại xem Âm Dương là Thư Hùng. Thiên Đạo xoay sang tái thuộc Dương, mà sinh khí của nó bố trí theo chiều Thuận; Địa Đạo xoay sang phải thuộc Âm, sinh khí bố trí theo chiều Nghịch. Âm đắc Dương từ dưới đất lên trời, khí mới cùng giao, Dương dụng Âm từ trên trời xuống, khí mới tương giao. Cho nên một Thuận một Nghịch giao hội xen kẽ. Ví dụ Hợi Long, đi về bên trái, khởi từ Giáp Mộc Sinh Hợi mà Vượng Mão, thuận với bố cục. Tuất Long đi về bên phải, khởi từ Ất Mộc Sinh Ngọ mà Vượng Dần, nghịch với bố cục. Còn về chuẩn mực xác lập hướng của nó, có khi Sinh Long làm hướng Vượng, có khi Vượng Long làm hướng Sinh, có khi làm hướng từ Mộ, như thế gọi là cách Tam Hợp Liên Châu. Sơn và Thủy đều có Sinh Vương Mộ riêng, cho nên nói Long Thần hạ sơn không hạ thủy. Và cũng vì thế mà không cần phải nạp giáp.
Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|