Tools
Login
You are here: Trang chủ » DỊCH VỤ » Tư vấn pháp luật » Dân sự » Hôn nhân gia điình
Thứ sáu, 26 Tháng 4 2024

Hôn nhân gia đình

Email In PDF.

            1. Resolved Question:      

Sau khi cưới bố mẹ tôi có cho tôi một số tiền lớn để mua nhà, việc cho này không có giấy tờ gì làm chứng tuy nhiên họ hàng 2 họ đều biết. Số tiền này cộng với một ít tiền của cả 2 vợ chống tôi danh dụm được đã được dùng để mua nhà. Tôi muốn hỏi là khi chúng tôi chia tay thì căn nhà này có được coi là tài sản chung của cả 2 vợ chồng và phải chia đôi không?   * 2 years ago * Report Abuse

             Best Answer:
Theo quy định tại điều 27 Luật HN&GĐ quyền sử dụng đất có trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng! Nhưng nếu số tiền của bạn được tặng cho riêng thì tài sản đó là của riêng bạn.Khi ly hôn người kia chỉ được chia phần tiền mà 2 vợ chồng dành dụm chung thôi. Nếu số tiền lớn đó mà bố mẹ bạn tuyên bố cho chung cả 2 vợ chồng thì khi chia tay căn nhà trên phải chia đôi ! Nếu còn thắc mắc bạn truy cập Website: http://www.trieudunglaw.com/ để tham khảo nhé.

            

            2.  Hỏi: Tôi có quyền thăm nuôi con khi mẹ đứa trẻ không đồng ý không?
Tôi có một cháu trai hiện nay 24 tháng tuổi, vợ chồng chúng tôi đã ly hôn cách đây 02 tháng và cháu đang ở với mẹ. Tôi vẫn thực hiện đầy đủ mọi quy định về chu cấp và thăm nuôi cháu như pháp luật quy định trong quyết định ly hôn.
Khi tôi đề nghị cho phép đưa cháu về thăm gia đình bên nội và đi chơi, thì mẹ cháu không đồng ý và không cho phép tôi đưa đi.
Xin hỏi, tôi có quyền được đưa cháu đi chơi, hoặc đi thăm gia đình bên nội không. Trong trường hợp mẹ cháu không đồng ý và ngăn cản tôi thì mẹ cháu có vi phạm pháp luật không và tôi có thể đưa cháu đi dù mẹ cháu không đồng ý không?
            Trả lời: Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định:"Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Như vậy, bạn có quyền được đưa cháu đi chơi hoặc đi thăm gia đình bên nội. Trong trường hợp mẹ cháu không đồng ý và ngăn cản thì mẹ cháu đã vi phạm pháp luật và bạn vẫn được đưa cháu đi chơi dù mẹ cháu không đồng ý (bạn chỉ phải thông báo về việc đó với mẹ cháu).
Nếu mẹ của cháu cố tình ngăn cản và có các hành vi khác để cản trở thì bạn có quyền khởi kiện ra Toà án để xử lý việc mẹ cháu vi phạm quyền thăm nuôi con sau ly hôn; Trừ trường hợp bạn lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi  dưỡng cháu bé. Bạn tham khảo thêm tại  http://www.trieudunglaw.com/ (Website cũ).

sdfghjkl

             3. Resolved Question:

Tôi đưa đơn ra tòa li dị. bao lâu thì tôi có thễ lấy chồng? trong lúc tôi không liên lạc được với chồng tôi?
chúng tôi kết hôn được 3 năn nhưng chưa từng sống với nhau? chồng tôi là việt kiều Mỹ, sau khi kết hôn xong anh ấy về nước và có liên lạc với tôi mấy lần. nhưng hai năm nây thì tôi không liên lạc được, nghe đâu gia đình anh ấy đã chuyển chỗ ở     * 2 years ago * Report Abuse

             Best Answer:
Bạn thông qua Đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt Nam để nhờ các nhà chức trách Mỹ tìm kiếm giúp địa chỉ gia đình chồng chưa hoặc dùng mọi biên pháp thông báo tìm kiếm chưa? Nếu sau hai năm không thể tìm kiếm được thì bạn đề nghị Tòa án cấp tỉnh (thành phố ) tuyên bố mất tích và đương nhiên sẽ làm sẽ làm thủ tục ly hôn không cần có chồng bạn. Sau khi Tòa án có bản án hoặc Quyết định thì bạn có thể lấy chồng khác. Thời gian Tòa giải quyết trong khoảng 6 tháng đến 1 năm. Bạn tham khảo thêm tại  http://www.trieudunglaw.com/

dfghjk

            4. HỎI: Chồng tôi có người đàn bà khác, con tôi một trai 4 tuổi và một gái 15 tháng tuổi. Tôi đang làm ở một Công ty kinh doanh địa ốc có hợp đồng đầy đủ, chồng tôi làm thợ may tại nhà. Vậy nếu tôi xin ly hôn thì có được nuôi dưỡng 2 con không?

           Trả lời: Theo Quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì khi ly hôn vợ chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con. Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác. Như vậy, đương nhiên chị được nuôi dưỡng cháu gái. Còn cháu trai, hai bên phải thoả thuận việc nuôi dưỡng. Nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; Nếu chị chứng minh được có thu nhập ổn định, bảo đảm quyền lợi mọi mặt về vật chất, tinh thần cũng như việc săn sóc cho cháu, thì sẽ được Toà án giao cho nuôi cả cháu trai 4 tuổi.


            5. Hỏi: Pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định chế độ hôn nhân và gia đình phải tuân theo những nguyên tắc gì và được pháp luật bảo vệ như thế nào?    
            Trả lời: Nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam bao gồm:
"1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
6. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ".
Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình qui định rõ việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
"1. Quan hệ hôn nhân và gia đình thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi.
Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình".

Công ty luật TDG.
Điện thoại : 04. 66556263 - 0942 477375.