Tools
Login
You are here: Trang chủ » TIN TỨC » Tin pháp luật » 3 băn khoăn về đề xuất xử phạt nhà báo, luật sư
Thứ bảy, 21 Tháng 12 2024
Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 

3 băn khoăn về đề xuất xử phạt nhà báo, luật sư

Email In PDF.

(TDGLaw) - Việc ban hành chế tài xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng là cần thiết nhưng một số hành vi được nêu tại dự thảo còn gây nhiều băn khoăn.

Sáng 15-8, tại phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng (HĐTT).

Việc ban hành Pháp lệnh xử phạt đối với những hành vi cản trở HĐTT là điều cần thiết để tạo cơ sở pháp lý xử lý nghiêm minh những hành vi cản trở HĐTT của cơ quan, người có thẩm quyền. Tuy nhiên, một số hành vi vi phạm được đề xuất xử phạt tại Dự thảo vẫn gây khá nhiều băn khoăn.

Khi nào nhà báo bị phạt nếu ghi âm, ghi hình?
Điều 23 của dự thảo về Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp quy định: Nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh HĐXX không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa; ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh người tham gia tố tụng không được sự đồng ý của họ sẽ bị xử phạt từ 7-15 triệu đồng.
Vậy quy định này được hiểu như thế nào là đúng?
Theo tên Điều 23 (Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp) thì có thể hiểu tinh thần của điều luật là xử phạt những hành vi vi phạm nội quy phiên tòa.
Dẫn chiếu tới nội quy phiên tòa hình sự, dân sự, hành chính. Điều 234 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 153 của Luật Tố tụng hành chính quy định rõ nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của HĐXX/đương sự, người tham gia tố tụng phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa/đương sự, người tham gia tố tụng. Điều này nhằm đảm bảo quyền nhân thân của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng.
Tuy nhiên, đối với phiên tòa hình sự, nội quy phiên tòa quy định tại Điều 256 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không hề có quy định về việc nhà báo khi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh phải xin phép.
Trong khi đó, theo logic lập pháp trong dự thảo Pháp lệnh, có thể hiểu rằng việc ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh HĐXX (cả phát trực tiếp) trong cả phiên tòa hình sự mà không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa thì sẽ bị phạt. Rõ ràng quy định này trong dự thảo Pháp lệnh không phù hợp với quy định về nội quy phiên tòa trong Bộ luật Tố tụng hình sự, trong khi Bộ luật này có giá trị pháp lý cao hơn Pháp lệnh.
Ngoài ra, nếu Dự thảo này được thông qua thì trong quá trình triển khai có cơ chế nào hỗ trợ nhà báo khi tác nghiệp hay không. Ví dụ trong phần thủ tục trước khi xét xử HĐXX sẽ có phần thông báo về việc có cho phép ghi âm, ghi hình; hay là hỏi các đương sự ai cho phép ghi âm, ghi hình… Bởi nếu một phiên tòa có nhiều nhà báo tham dự, mỗi một nhà báo đi hỏi từng người thì chắc chắn sẽ xảy ra sự hỗn loạn, mất trật tự.
Đồng thời, khi đi xin phép thì lấy gì làm bằng chứng là Chủ tọa hay đương sự đồng ý, bởi ở thời điểm họ chưa đồng ý thì không được ghi âm, ghi hình…


Phóng viên đang tác nghiệp tại một phiên tòa


Nhà báo phải xuất trình gì tại Tòa để không bị xử phạt?

Bên cạnh quy định về việc xử phạt khi ghi âm ghi hình đối với nhà báo, Dự thảo pháp lệnh còn quy định về việc xử phạt nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác khi tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa. Mức phạt là từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Với quy định trên, để không bị phạt thì liệu nhà báo có phải đồng thời có cả thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác hay không (điều luật sử dụng từ “và”)?
Trong khi đó, theo quy định tại Luật báo chí 2016, nhà báo được quyền đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo.
Và thực tế tác nghiệp hiện nay, đối với các phóng viên mới vào nghề, chưa được cấp thẻ nhà báo thì được nhiều tòa án đồng ý cho phép tác nghiệp khi có giấy giới thiệu của cơ quan báo chí chủ quản.
Phải nhắc lại là trước đây, khi TAND Tối cao ban hành Thông tư 01/2014 về nội quy phiên tòa đã gây nhiều khó khăn cho nhà báo khi yêu cầu “Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải xuất trình Thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác cho Thư ký phiên tòa…”.
Sau đó, Thông tư 02/2017 thay thế Thông tư 01/2014 đã bỏ quy định trên mà quy định chung là người tham dự phiên tòa phải xuất trình giấy tờ có liên quan cho thư ký phiên tòa, dẫn về quy định Nội quy phiên tòa tại ba Luật, Bộ luật tố tụng (cũng không quy định cụ thể).
Luật sư khi trình bày ý kiến mà ngồi thì có bị xử phạt hay không?
Điểm c Khoản 1 Điều 23 Dự thảo quy định phạt tiền 100.000 đồng đến 500.000 đồng nếu không đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án, khi HĐXX tuyên án, khi trình bày ý kiến, khi hỏi hoặc khi được hỏi mà không được Chủ tọa phiên tòa cho phép.
Nếu chiếu theo nội quy phiên tòa tại Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, cá nhân khi trình bày ý kiến phải đứng nhưng lại ngồi mà không được chủ tọa đồng ý, gây trở ngại cho việc xét xử thì sẽ bị xử phạt.
Câu hỏi đặt ra là luật sư (LS) khi trình bày ý kiến, khi hỏi mà ngồi thì có bị xử phạt hay không? Bởi việc LS phải đứng hay được phép ngồi khi trình bày ý kiến, khi hỏi hiện vẫn có quan điểm trái chiều . Xem dưới đây:

"Điểm d khoản 1 Điều 13 dự thảo pháp lệnh quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 1 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm nội quy phiên tòa: Không đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án hoặc khi HĐXX tuyên án hoặc không đứng khi trình bày ý kiến… mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép.
Điều này được hiểu nếu theo nội quy phiên tòa tại Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS), Luật Tố tụng hành chính, cá nhân khi trình bày ý kiến phải đứng nhưng lại ngồi mà không được chủ tọa đồng ý, gây trở ngại cho việc xét xử thì sẽ bị xử phạt.
Xử phạt luật sư ngồi trình bày ý kiến: Nên làm rõ  ảnh 1Từ đây, câu hỏi được đặt ra là LS khi trình bày ý kiến mà ngồi thì có bị xử phạt hay không? Bởi việc LS phải đứng hay được phép ngồi khi trình bày ý kiến vẫn có quan điểm trái chiều.
LS Nguyễn Đình Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng pháp luật và trợ giúp pháp lý, Liên đoàn LS Việt Nam, cho biết pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào quy định cụ thể về việc khi phát biểu LS phải đứng. Qua thực tế xét xử, để thể hiện sự tôn trọng với HĐXX, LS thường giơ tay xin phép và đứng lên khi phát biểu.
Còn theo LS Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên thường vụ Liên đoàn LS thì việc người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự phải đứng lên để trình bày ý kiến đã được quy định tại khoản 9 Điều 234 BLTTDS 2015 và khoản 3 Điều 256 BLTTHS 2015.
“Trước đây, chúng ta chưa có chế tài để xử lý khi người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự không đứng lên để trình bày ý kiến của mình nên dự thảo pháp lệnh đã bổ sung” - LS Hậu nói.
Ngoài ra, theo TS Lê Nguyên Thanh, Trưởng bộ môn Tội phạm học, Khoa luật hình sự, Trường ĐH Luật TP.HCM: Theo Điều 256 BLTTHS 2015, Điều 234 BLTTDS, Điều 153 Luật Tố tụng hành chính, người trình bày ý kiến dù không quy định rõ là người bào chữa của bị can, bị cáo hoặc LS bảo vệ cho người bị hại, đương sự nhưng có thể áp dụng quy định này đối với người bào chữa là LS.
Vậy phải chăng, để tạo sự thống nhất trong cách hiểu cũng như để việc xử phạt được rõ ràng, pháp lệnh nên làm rõ đối tượng bị xử phạt là ai, thậm chí cần làm rõ nếu LS xét hỏi mà đứng khi chưa được chủ tọa cho phép thì có bị xử phạt không.
Bởi như Pháp Luật TP.HCM đã từng thông tin, việc LS đứng hay ngồi khi xét hỏi cũng có quan điểm trái chiều về việc có quy định bắt buộc hay không..."

Vậy phải chăng, để tạo sự thống nhất trong cách hiểu cũng như để việc xử phạt được rõ ràng, pháp lệnh nên làm rõ đối tượng bị xử phạt là ai, thậm chí cũng cần làm rõ nếu LS xét hỏi mà ngồi khi chưa được chủ tọa cho phép thì có bị xử phạt không. Bởi như PLO đã từng thông tin, việc LS đứng hay ngồi khi xét hỏi cũng có quan điểm trái chiều về việc có quy định bắt buộc hay không.

Q.Linh (Theo Plo)

Tin mới cập nhật

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Prev Next

Lý do bị cáo Đỗ Hữu Ca được hưởng mức án dưới khung hình phạt

Lý do bị cáo Đỗ Hữu Ca được hưởng mức án dưới khung hình phạt

(TDGLaw) - Như PLO đã đưa tin, chiều 12-4, TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án mua bán hóa đơn, đưa - nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế. Trong đó, cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu... Read more

Pháp luật | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:431 | comments

Không cần xác nhận 'nông dân' vẫn được nhận chuyển nhượng đất lúa

Không cần xác nhận 'nông dân' vẫn được nhận chuyển nhượng đất lúa

(TDGLaw) - Luật Đất đai 2024 quy định cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa. Hiện nay, theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không... Read more

Tin nhanh | Thao Dan | 08 Tháng 4 2024 | Hits:448 | comments

Hack Facebook, Zalo lừa lấy tiền, tội gì?

Hack Facebook, Zalo lừa lấy tiền, tội gì?

(TDGLaw)- Hành vi hack Facebook, Zalo rồi nhắn tin mượn tiền, vay tiền… để chiếm đoạt tài sản của người khác vẫn chưa có sự thống nhất trong việc định tội danh.  Hiện nay, tình trạng hack tài khoản Facebook, Zalo của người khác, sau đó sử dụng các tài khoản này... Read more

Pháp luật | Thao Dan | 08 Tháng 4 2024 | Hits:494 | comments

Làm quy trình tước danh hiệu CAND 2 nữ cán bộ liên quan 'tiệc ma tuý' ở Hải Phòng

Làm quy trình tước danh hiệu CAND 2 nữ cán bộ liên quan 'tiệc ma tuý' ở Hải Phòng

(TDGLaw) - Công an Hải Phòng đang thực hiện quy trình để tước danh hiệu CAND với 2 nữ công an tham gia bữa "tiệc ma túy" tại khu đô thị cao cấp tại quận Hồng Bàng. Ngày 8-4, theo nguồn tin của PLO, Công an Hải Phòng đang thực hiện quy trình... Read more

Pháp luật | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:458 | comments

Tranh chấp đất đai, cậu sát hại cháu rồi bỏ trốn

Tranh chấp đất đai, cậu sát hại cháu rồi bỏ trốn

(TDGLaw) - Do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai, cậu ruột dùng búa sát hại cháu gái rồi bỏ trốn Ngày 20-3, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thế Hùng (thường gọi là Cò), 73 tuổi, ngụ phường... Read more

Tin nhanh | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:601 | comments

Công ty luật TDG.
Điện thoại : 04. 66556263 - 0942 477375.