(NĐT) - Một học sinh lớp 8 tự tử vì nghi ngờ cô “vợ yêu” lớp 7 phản bội_3 tháng 10 vụ tự tử.
Ngoài những vụ thống kê ở trên, từ đầu năm đến nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã có ít nhất 10 vụ học sinh tự tử. Ngày 17/3, ba nữ sinh THCS Phan ChuTrinh (xã Đắk Sắk, Đắk Mil, Đắk Nông) uống thuốc độc tự tử vì sơ cô giáo mắng.
Ngày 11/3, em Lầu Thị Dế, học sinh lớp 11, Trường Dân tộc nội trú huyện Điện Biên Đông đã ăn lá ngón để tự vẫn vì cô đã làm hỏng chiếc điện thoại di động bố cho. Ngày 28/2, bị nghi ngờ ăn trộm đồ đạc, nữ sinh M.T, lớp 12 Anh THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) thắt cổ tự tử trong ký túc xá. Trước đó, ngày 10/2/2012, cháu Lương Thị H, sinh năm 1997, học sinh một trường cấp 2 tại Hải Dương đã tự tử vì bị cho rằng ăn trộm quần áo tại một cửa hàng. Tháng 1/2012, bị cô giáo bắt chép lại bài kiểm tra, nữ sinh K.O lớp 12 của trường THPT tư thục Đông Quan (huyện Đông Hưng, Thái Bình) đã nhảy từ tầng 2 xuống đất tự tử.
Việc học sinh tự tử lâu nay trở thành một sự việc đáng để các bậc phụ huynh, nhà trường suy ngẫm lại cách giảng dạy của mình. Tuy nhiêm, sự việc này càng trở nên trầm trọng hơn khi các vụ tự tử này ngày một xảy ra nhiều hơn và với những lý do “lãng xẹt” hơn nữa. Ngày 13/4, một học sinh lớp 12 ở trường THPT Thanh Chương 1 (huyện Thanh Chương, Nghệ An) gieo mình xuống dòng song Lam tự vẫn. Thậm chí lần này, nguyên nhân vụ tự tử vẫn chưa được tìm thấy bởi theo tìm hiểu, cho đến trước thời điểm quyên sinh, nữ sinh lớp 12 này vẫn vui vẻ bình thường với tất cả mọi người.
Trước đó, ngày 31/3, người dân TP Pleiku, Gia Lai tá hỏa vì một cậu học trò tên C.H, học lớp 8 treo cổ tự tử vì nghi “bạn gái” phản bội. Qua tìm hiểu, cô bạn gái của nạn nhân đang học lớp 7 cùng trường. Thời gian gần đây, “vợ yêu” bị bạn bè trêu trọc, ghép đôi với người khác nên C.H tỏ ra “ghen tuông”. Sau một lần nghĩ quẩn, H đã tìm đến cái chết để chứng tỏ “tình yêu” của mình. Những sự việc trên đã là tiếng chuông báo động cho cách suy nghĩ hiện nay của giới trẻ.
Khi nói về những sự việc đáng tiếc trên, nhiều người cho rằng, trách nhiệm lớn nhất thuộc về gia đình và nhà trường. Họ đã không quan tâm và có biện pháp định hướng cho con em mình. Trao đổi với Người đưa tin về vấn đề này Ths Phạm Vũ Thiên, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn và đầu tư Y tế nhận định: Dù cuộc sống vật chất của trẻ hiện nay khá đầy đủ nhưng nhiều khi các em vẫn cảm thấy cô đơn ngay chính tại gia đình của mình. Trong khi đó, khi tới trường, các em chủ yếu được trang bị con chữ, kiến thức sách vở nhưng không được cung cấp kỹ năng sống.
Cũng theo Ths Phạm Vũ Thiên, trẻ em hiện nay, mặc dù muốn chứng tỏ cái tôi trước người lớn nhưng thực ra họ rất yếu đuối, cần sự chia sẻ. Trên thực tế cho thấy, khi trẻ gặp bế tắc, không tìm ra được hướng giải quyết cơ bản, thì với sự bồng bột, ngây thơ, việc các em tìm đến cách giải quyết tiêu cực là điều rất dễ xảy ra.
Cùng quan điểm, TS. Khuất Thu Hồng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội) lý giải, những vụ việc đáng tiếc vừa rồi có thể do khủng hoảng tâm lý lứa tuổi vị thành niên. Bà Hồng cho rằng, lứa tuổi học sinh hiện nay đang là giai đoạn giao thời giữa trẻ con sang người lớn, do đó họ rất muốn chứng tỏ mình. Tuy nhiên, bề ngoài tỏ ra cứng rắn, ương ngạnh nhưng tâm hồn của các em rất dễ bị tổn thương. Khi bị phê bình hoặc đối xử không công bằng, giới trẻ lâp tức cảm thấy tổn thương, mặc cảm rồi có những hành động dại dột. Hiện nay, một bộ phận trẻ em đang thể hiện là mình rất thiếu kỹ năng sống. Bên cạnh đó, gia đình cũng đang có tâm lý phó mặc việc dạy dỗ cho nhà trường.
Nhiều người cho rằng, thời đại bùng nổ thông tin, nhiều em học sinh bị “đầu độc” bởi những văn hóa phẩm có nội dung xấu. Các gia đình đua nhau mua sắm điện thoại, máy tính để phục vụ nhu cầu học tập của con em mình. Tuy nhiên, việc con họ sử dụng những vật dụng đó như thế nào, có vào các trang web xấu hay không thì họ lại không nắm được. Hơn nữa, hiện nay nhiều phim ảnh nước ngoài vào Việt Nam, hình ảnh chém giết, tự sát không phải là hiếm. Những điều trên đẫn đến những suy nghĩ lệch lạc trong phát triển tâm sinh lí của giới trẻ.
Chưa có chế tài về trách nhiệm của gia đình và nhà trường
Trao đổi với người đưa tin, luật sư Triệu Trung Dũng (Trưởng văn phòng luật sư Triệu Dũng và cộng sự, đoàn LS TP. Hà Nội) cho biết, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định nào về trách nhiệm của các bậc phụ huynh và nhà trường khi để xảy ra tình trạng học sinh tự tử. Theo luật sư Dũng, từ trước đến nay, Bộ luật Hình sự chỉ có quy định chế tài xử phạt về hành vi “bức tử” ở điều 100, tức là đánh đập, làm nhục, chèn ép… người khác đến mức họ phải tự sát. Hay điều 101 quy định về hành vi “xúi giục hoặc giúp người khác tự sát”.
Luật sư Dũng cũng cho biết thêm, trong luật Hôn nhân và gia đình có quy định ông, bà, cha, mẹ… phải có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục con, cháu, “luật giáo dục” quy định thầy cô giáo phải có trách nhiệm dạy dỗ, bảo ban học trò những điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, tất cả chỉ là những quy định chung chung, chưa có chế tài xử phạt cụ thể và đủ tính răn đe trong trường hợp xấu xảy ra đối với con em họ. Hơn nữa, việc quy trách nhiệm của hai bên nếu để xảy ra sự cố đáng tiếc là điều rất khó khăn và tế nhị. Nếu có chế tài thì cùng lắm chỉ là xử phạt hành chính nhưng cái đó sẽ chẳng quan trọng nữa ki người chết chẳng thể sống lại được. Đây là một điều rất đáng buồn và thuộc về trách nhiệm của các nhà làm luật.
Không còn là việc hy hữu
Trao đổi về vấn đề này, TS Bác sỹ Trần Tuấn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng cho biết, hiện nay, tình trạng học sinh tự tử tập thể không còn là chuyện đơn lẻ nữa. Năm 2006 tại Hải Dương đã xảy ra vụ tự tử tập thể của 5 nữ sinh gây xôn xao dư luận. Còn mới đây, vụ việc 3 học sinh ở Đắk Nông rủ nhau cùng chết khiến không ít người giật mình. Hiện tượng học sinh tự tử tập thể vì những lý do nghe có vẻ như rất nhỏ, không còn là hy hữu và sẽ tiếp tục có những vụ việc đau lòng như thế.
Theo báo Nguoiduatin_ ngày 16/4/2012
< Lùi | Tiếp theo > |
---|