Tools
Login
You are here: Trang chủ » TIN TỨC » Quốc phòng - Biển Đông » CQ-88: Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa của Việt Nam
Thứ bảy, 27 Tháng 7 2024
Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 

CQ-88: Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa của Việt Nam

Email In PDF.

(TDGlaw) Trung Quốc đã nuôi ý định đánh chiếm quần đảo Trường Sa, độc chiếm Biển Đông ngay từ thời điểm đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.

Cùng thời điểm này, khi UNESCO thông qua nghị quyết về xây dựng trạm quan sát hải dương toàn cầu trên Biển Đông, Trung Quốc đã lợi dụng vấn đề này để bắt đầu công cuộc bành trướng trên biển.

Ngày 6/5, Lưu Hoa Thanh hạ lệnh cho một biên đội 10 tàu, gồm tàu khu trục tên lửa, tàu hộ vệ tên lửa và tàu tiếp tế khởi hành từ Trạm Giang. Đây là lần đầu tiên sau 38 năm kể từ khi nước Trung Quốc được thành lập, hải quân nước này đã tổ chức một biên đội tàu chiến lớn nhất tuần tra trái phép ở quần đảo Trường Sa.

Biên đội tàu chiến của Hạm đội Nam Hải đã tổ chức một cuộc diễn tập lớn ở phía nam Biển Đông từ ngày 15/5 đến ngày 6/6/1987, nhằm thao luyện các phương án tác chiến phục vụ cho âm mưu xâm chiếm Trường Sa.

Ngày 8/7, Lưu Hoa Thanh và Cục trưởng Cục hải dương quốc gia Trung Quốc Nghiêm Hoằng Mô trình lên Quốc vụ viện và quân ủy trung ương Trung Quốc báo cáo chung Về vấn đề xây dựng trạm quan trắc ở Trường Sa.

Báo cáo đề ra hai phương án: Xây dựng trạm quan sát tự động hoặc xây dựng trạm có người điều khiển. Bản thân Lưu ủng hộ phương án thứ hai. Chính y đã đề xuất xây dựng trạm quan sát ở đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 6/11, Quốc vụ viện và Quân ủy trung ương Trung Quốc công bố bản phê chuẩn về đề xuất của Lưu.

Cũng trong tháng 11 năm 1987, Lưu Hoa Thanh trở thành Ủy viên Ủy ban Quân sự Trung ương (Quân ủy Trung ương) Trung Quốc và giữ chức Phó Tổng thư ký (một năm sau, đến tháng 11/1989, Lưu giữ chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương).

Ngay lập tức Lưu triệu tập cuộc họp để thực hiện kế hoạch và các công tác chuẩn bị cho xây dựng trạm, theo đó, trách nhiệm xây dựng trạm là được giao cho lực lượng Hải quân Trung Quốc, với sự hỗ trợ về nghiệp vụ của Cục Quản lý Hải dương Trung Quốc.

Giữa tháng 10 đến tháng 11 năm 1987, Hạm đội Nam Hải lại tiếp tục đưa tàu nghiên cứu Hải Dương 4 và một số tàu chiến đi qua các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, Trường Sa, Song Tử Tây; có lúc các tàu này vào sát đảo của ta khoảng 1 hải lý.

Trong thời gian ngắn, Hải quân Trung Quốc đã hoàn thành một số công tác như khảo sát kỹ thuật và thiết kế, toàn bộ vật liệu xây dựng đều được đưa ra từ đất liền.

  

Lực lượng phòng thủ đảo của Việt Nam lúc đó còn rất khó khăn, thiếu thốn

Thực hiện âm mưu xâm chiếm Trường Sa

Khoảng đầu năm 1988, Lưu Thanh Hoa cùng các lãnh đạo chủ chốt của Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục hậu cần và hải quân tổ chức nhiều cuộc hội thảo nghiên cứu phương án tác chiến để đánh chiếm các đảo, đá. Sau đó, bản kiến nghị về kế hoạch tác chiến Trường Sa đã nhận được sự phê chuẩn của Ban thường vụ Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngày 22/1/1988, Trung Quốc đưa 4 tàu hộ vệ tên lửa, khu trục tên lửa, tàu dầu, tàu đổ bộ và một số tàu khác đến chiếm đóng đảo Chữ Thập. Sau đó, chúng đưa một lực lượng lớn gồm 8 tàu, trong đó có 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 khu trục tên lửa, 4 tàu bảo đảm đậu xung quanh đảo, khống chế không cho tàu thuyền các nước qua lại khu vực đảo này.

Ngày 31/1/1988, Trung Quốc quyết định đưa thêm lực lượng củng cố đảo Chữ Thập thành căn cứ chủ chốt ở khu vực Trường Sa.

Ngày 2/2/1988, 9 tàu của biên đội tàu thi công khởi hành từ Căn cứ hải quân Trạm Giang, cũng là nơi đặt trụ sở của Bộ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải. Sáng sớm ngày 7/2, đội tàu này tiếp cận đá Chữ Thập. Trong quá trình xây dựng trái phép, hải quân Trung Quốc đã cử nhiều tàu hộ vệ làm nhiệm vụ cảnh giới, tuần tra ở các vùng biển xung quanh.

Vào thời điểm này, Hải quân Trung Quốc tổ chức ba Cụm tác chiến lớn nhằm triển khai chiến dịch chiếm đoạt quần đảo Trường Sa, bao gồm:

Sở Chỉ huy Hậu phương đặt ở quần đảo Hoàng Sa. Sở chỉ huy này chỉ huy chung toàn chiến dịch, đồng thời chỉ huy lực lượng tàu tuần tiễu pháo, tàu hộ vệ tên lửa, khu trục tên lửa và các tàu ngầm, có nhiệm vụ ngăn cản, uy hiếp lực lượng tàu hải quân ta hoạt động ở vịnh Bắc Bộ, gây khó khăn cho ta trong việc triển khai hoạt động bảo vệ vùng biển phía Nam;

Ngoài ra, Trung Quốc còn thiết lập 2 Cụm Tác chiến Tiền phương. Cụm thứ nhất có nhiệm vụ ngăn chặn lực lượng hải quân ta ở đông bán đảo Cam Ranh, Cù Lao Thu; Cụm thứ hai là cụm chiến đấu thiết lập Sở chỉ huy tiền phương ở đảo Chữ Thập, chỉ huy lực lượng đánh chiếm đảo ở quần đảo Trường Sa, nếu có thời cơ phát triển lực lượng sâu xuống khu vực phía Nam Biển Đông.

Tiếp theo, Trung Quốc điều số lượng lớn tàu chiến đến chiếm đóng đá Châu Viên (ngày 18/2), đá Ga Ven (26/2), đá Tư Nghĩa (tức Huy Gơ, ngày 28/2).

Đến thời gian đầu tháng 3, Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội (Đông Hải và Nam Hải) xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động thường xuyên ở đây lên 9 đến 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu tuần tiễu pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn với ý đồ chiếm giữ 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.

Ngày 14/3, Trung Quốc đã nổ súng tấn công lực lượng ta trên các tàu vận tải và chiếm đóng trái phép đá Gạc Ma, khiến 64 chiến sỹ Việt Nam đã anh dũng hy sinh.

Báo Trung Quốc cho biết, khi lính Trung Quốc tấn công các chiến sỹ Việt Nam ở Gạc Ma, Lưu Hoa Thanh đã ra lệnh cho Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu là “phải đánh đến cùng, những đảo đá nào có thể chiếm thì đều phải chiếm", không cần chờ lệnh của Tổng Bí thư.

Khi một Phó tổng tham mưu hỏi rằng có cần thông báo cho Tổng Bí thư hay không, Lưu xua tay nói rằng: "Các anh không phải suy nghĩ gì nhiều, đảo đá có thể chiếm được thì đều phải chiếm. Có vấn đề gì, tôi sẽ trực tiếp báo cáo với trung ương".

Khi cuộc chiến bước gần tới hồi kết, chỉ huy biên đội trên biển xin chỉ thị về việc bắt tù binh, Lưu lạnh lùng ra lệnh: "Bắt" và quân Trung Quốc đã bắt giữ 9 chiến sĩ Việt Nam đang trôi giạt trên biển đưa về giam giữ ở bán đảo Lôi Châu, đến tận năm 1991 mới trao trả.

Sau đó, vào ngày 23/3, Trung Quốc đã tiếp tục đưa tàu chiến chiếm giữ trái phép đá Xu Bi.

Tính đến thời điểm đó, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép 6 đảo đá, gồm: Chữ Thập, Xu Bi, Gạc Ma, Ga Ven, Huy Gơ (Tư Nghĩa), Châu Viên và tiến hành cắm cờ Trung Quốc, xây nhà và các công trình khác trên các đảo, đá này.

Ngày 2/8/1988, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành việc xây dựng trái phép trạm quan trắc trên đá Chữ Thập, nhưng đây không phải là trạm quan trắc của Liên Hợp Quốc mà là các công trình phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Gần ba năm sau, đến tháng 4/1991, Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng sân bay hiện đại đầu tiên trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa mà nước này đã chiếm từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngay từ năm 1956.

Mặc dù Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép được 6 đảo ở quần đảo Trường Sa nhưng chúng ta, mặc dù lúc đó có lực lượng hải quân rất mỏng yếu, vẫn giữ vững được các đảo đã đóng giữ và triển khai thêm trấn giữ tại nhiều đảo khác, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở đại bộ phận các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Trong kỳ sau chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề này trong chiến dịch CQ-88 (Chủ quyền 88).

Thiên Nam (ĐVO)


Tin mới cập nhật

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Prev Next

Lý do bị cáo Đỗ Hữu Ca được hưởng mức án dưới khung hình phạt

Lý do bị cáo Đỗ Hữu Ca được hưởng mức án dưới khung hình phạt

(TDGLaw) - Như PLO đã đưa tin, chiều 12-4, TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án mua bán hóa đơn, đưa - nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế. Trong đó, cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu... Read more

Pháp luật | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:112 | comments

Không cần xác nhận 'nông dân' vẫn được nhận chuyển nhượng đất lúa

Không cần xác nhận 'nông dân' vẫn được nhận chuyển nhượng đất lúa

(TDGLaw) - Luật Đất đai 2024 quy định cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa. Hiện nay, theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không... Read more

Tin nhanh | Thao Dan | 08 Tháng 4 2024 | Hits:137 | comments

Hack Facebook, Zalo lừa lấy tiền, tội gì?

Hack Facebook, Zalo lừa lấy tiền, tội gì?

(TDGLaw)- Hành vi hack Facebook, Zalo rồi nhắn tin mượn tiền, vay tiền… để chiếm đoạt tài sản của người khác vẫn chưa có sự thống nhất trong việc định tội danh.  Hiện nay, tình trạng hack tài khoản Facebook, Zalo của người khác, sau đó sử dụng các tài khoản này... Read more

Pháp luật | Thao Dan | 08 Tháng 4 2024 | Hits:149 | comments

Làm quy trình tước danh hiệu CAND 2 nữ cán bộ liên quan 'tiệc ma tuý' ở Hải Phòng

Làm quy trình tước danh hiệu CAND 2 nữ cán bộ liên quan 'tiệc ma tuý' ở Hải Phòng

(TDGLaw) - Công an Hải Phòng đang thực hiện quy trình để tước danh hiệu CAND với 2 nữ công an tham gia bữa "tiệc ma túy" tại khu đô thị cao cấp tại quận Hồng Bàng. Ngày 8-4, theo nguồn tin của PLO, Công an Hải Phòng đang thực hiện quy trình... Read more

Pháp luật | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:158 | comments

Tranh chấp đất đai, cậu sát hại cháu rồi bỏ trốn

Tranh chấp đất đai, cậu sát hại cháu rồi bỏ trốn

(TDGLaw) - Do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai, cậu ruột dùng búa sát hại cháu gái rồi bỏ trốn Ngày 20-3, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thế Hùng (thường gọi là Cò), 73 tuổi, ngụ phường... Read more

Tin nhanh | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:319 | comments

Công ty luật TDG.
Điện thoại : 04. 66556263 - 0942 477375.