Tools
Login
You are here: Trang chủ » TIN TỨC » Quốc phòng - Biển Đông » Các học giả Nga nói những nguy cơ mới trên Biển Đông (Phần 2)
Chủ nhật, 01 Tháng 9 2024
Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 

Các học giả Nga nói những nguy cơ mới trên Biển Đông (Phần 2)

Email In PDF.

(TDG) - Trung Quốc không chịu để cho yên

Dĩ nhiên, vấn đề chính được đề cập là chính sách của Trung Quốc- quốc gia này trong mấy năm gần đây đang ráo riết phát triển cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo do họ bồi đắp.

Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, Giáo sư Trường đại học tổng hợp quốc gia Sant- Peterburg Vladimir Kolotov giải thích những mưu đồ của Bắc Kinh đẩy tuyến (ranh giới) trên biển ngày ra xa (bờ biển của mình), ráo riết triển khai ở những khu vực xa trên biển (Đông-ND) các phương tiện cảnh báo sớm đòn tấn công và các phương tiện chống các cuộc tấn công từ biển và từ trên không.

Trung Quốc cũng tiếp tục bồi đắp các đảo nhân tạo mới và thực hiện chính sách quân sự hóa những đảo nhân tạo đó. Cụ thể, trên 3 hòn đảo nhân tạo như vậy, (Trung Quốc) đang khẩn trương lắp đặt các hệ thống tác chiến điện tử, bố trí tên lửa chống hạm và các phương tiện phòng không với phạm vị tiêu diệt (bán kính tác chiến) là hơn 500 km đối với các mục tiêu trên biển và 300 km đối với các mục tiêu trên không.

Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng được 27 căn cứ tiền tiêu trên Biển Đông. Trên những căn cứ này, Bắc Kinh đã làm xong các đường băng cất hạ cánh cho máy bay.

Lần phô trương sức mạnh (quân sự-ND) mới đây nhất của Trung Quốc trên Biển Đông với hơn 40 tàu của Hải quân Trung Quốc do tàu sân bay “Liêu Ninh” dẫn đầu đã cho thấy không chỉ quyết tâm của Trung Quốc cắm chốt và bảo vệ các đảo, mà còn cho thấy mưu đồ tiếp tục thực hiện chính sách”đẩy đuổi” Mỹ ra khỏi các khu vực ven bờ và các biển nội địa tại Đông Á và Đông Nam Á.

Theo quan điểm của Vladimir Kotolov, tất cả những hành động đó (của Trung Quốc) càng trở nên nghiêm trọng (nguy hiểm) vì các nước trong khu vực lại vẫn tiếp tục sử dụng các mánh khóe chính trị để chống lại nhau.

Làm như vậy có thể dẫn tới nguy cơ làm nảy sinh các cuộc xung đột chính giữa các nước với nhau, làm suy yếu khối ASEAN trước các thách thức bên trong và bên ngoài, cũng như phát sinh nguy cơ các nước lớn bên ngoài chiếm thế chủ động theo đúng tinh thần một sách lược nổi tiếng của Trung Quốc: “ Biến khách thành chủ”.

 Mỹ quyết không lùi bước

Hiện nay, xung đột tại Biển Đông là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối an ninh toàn cầu. Tại khu vực này, các lợi ích của Trung Quốc và Mỹ “chồng lấn” nhau và đối đầu Trung- Mỹ có thể biến thành một cuộc chiến tranh lớn vào bất kỳ thời điểm nào.

Người Mỹ không công nhận những hòn đảo bồi đắp nhân tạo là lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc và công khai cho các tàu của mình hoạt động tại những khu vực mà chính quyền Bắc Kinh tuyên bố là vùng cấm tiếp cận. Một tình huống như vậy có nguy cơ dẫn đến cuộc đụng độ quân sự nghiêm trọng với những hậu quả không thể lường trước được.

Còn Chuyên gia khoa học hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc VĐPH VHLKH Nga Grigori Lokshin thì nhận xét rằng Mỹ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lòng tin tại khu vực. Các nước ASEAN đã rút ra những kết luận nhất định theo đúng tinh thần chiến lược truyền thống “bảo hiểm rủi ro” của mình.

Nhiều nước trong ASEAN không muốn có một kẻ thù là Trung Quốc. Họ đã tạm thời “làm mềm đi” các tranh chấp trên Biển Đông và đã chấp nhận hàng loạt thỏa thuận (thỏa hiệp), kể cả tham gia vào dự án “Một vành đai, một con đường” (của Trung Quốc). Các cuộc đàm phán về Đối tác kinh tế toàn diện cũng sắp kết thúc.

Grigori Lokshin cũng nhận định là sự đồng thuận (thống nhất) của ASEAN sau phán quyết của Tòa án La Haye đã bị tổn hại nghiêm trọng.

Người Philippine lại không còn kiên quyết đòi thực hiện một phán quyết có lợi cho minh của tòa án nữa, thay vào đó lại đồng ý tiến hành các cuộc đàm phán song phương và tích cực hợp tác kinh tế với Trung Quốc.

Nếu như người Philippine về cơ bản là tìm kiếm các thỏa hiệp nhất định với Trung Quốc, đặc biệt là trong đánh bắt cá và cùng khai thác các nguồn tài nguyên, thì Việt Nam vẫn tiếp tục kiên trì chính sách không thỏa hiệp (về chủ quyền lãnh thổ-ND) trong quan hệ với Trung Quốc.

Các học giả tham gia hội nghị bàn tròn không thống nhất quan điểm về tương lai phát triển các sự kiện trên Biển Đông. Một số cho rằng trong thời gian gần đây tại khu vực này đã thiết lập được “một nền hòa binh” tương đối và đã có một sự ổn định nhất định. Rủi ro xảy ra xung đột đã giảm đáng kể, bởi vì Trung Quốc bắt đầu thể hiện “thiện chí” của mình và triển khai các cuộc tiếp xúc với ASEAN ở cấp đa phương.

Còn một số học giả khác lại cho rằng “những nụ cười Trung Quốc” chỉ là “tạm thời”. Những học giả này cho rằng trên thực tế, đã không hề có một sự thay đổi đáng kể nào trong chính sách của Trung Quốc.

Bắc Kinh không từ bỏ yêu sách đòi chiếm 80% diện tích Biển Đông, và cũng hoàn toàn không có ý định thực hiện phán quyết của Tòa La Haye.

Nga phải phải giữ sự cân bằng

Trong một tình huống như vậy, dĩ nhiên, xuất hiện một câu hỏi, Nga cần phải làm gì. Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương Dmitri Mosjakov chia chính sách của Matxcova về Biển Đông thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn đầu - từ đầu những năm 2000 đến năm 2013 và có đặc điểm nổi bật là tính tự chủ và độc lập tương đối, theo đuổi một cách rõ ràng và nhất quán lợi ích quốc gia (Nga).

Trong giai đoạn này (Nga) đã ký nhiều hợp đồng quan trọng và đặt được nền móng cho sự hiện diện của chúng ta (Nga) tại khu vực này.Thêm nữa, đồng minh và đối tác chủ yếu của Nga (trong giai đoạn này-ND) là Việt Nam. Trong đó có cả việc chính nhờ sự hỗ trợ của Việt Nam mà Nga đã trở thành thành viên đầy đủ của một tổ chức khu vực chỉ chốt là hội nghị thượng đỉnh Đông Âu.

Tuy nhiên, những biện pháp cấm vận chống Nga của các nước Phương Tây đã làm thay đổi đáng kể đường hướng trong chính sách của Nga.

Trong công cuộc tìm kiếm đối trọng với Phương Tây, trong những năm 2014-2017 (tức giai đoạn hai-ND), Matxcova bắt đầu thực hiện chính sách đơn phương định hướng về Trung Quốc và có lúc đã làm tổn hại mối quan hệ của chúng ta (Nga) với các nước khác, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, theo tuyên bố của Thứ trưởng ngoại giao Nga phụ trách khu vực Đông Á và Đông Nam Á là I. Morgulov thì:

“Nga không thành lập và không hề có ý định thiết lập bất kỳ một liên minh nào với Trung Quốc” thì đường lối này đã đang được cân bằng trở lại. Nước Nga ngày càng hướng tới việc thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hợp tác cả với Trung Quốc và cả với ViệtNam và với tất cả những nước trong khu vực quan tâm đến mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với Nga.

IV. Tóm tắt phát biểu của học giả Maria Zelenkova

(Trích bài tóm tắt đăng trên trang mạng của VĐPH VHLKH Nga ngày 11/5/2018)

Trong bản báo cáo với tiêu đề “Chính sách của Việt Nam và các nước ASEAN đối với xung đột trên Biển Đông” của mình, M.S. Zelenkova đặc biệt quan tâm tới chính sách của Việt Nam đối với xung đột trên Biển Đông.

Bà chỉ ra rằng về cơ bản Việt Nam kiên trì phong cách (chính sách-ND) không thỏa hiệp với CHNDTH. 

Theo quan điểm của M. Zelenkova, người Philippine đã “mềm hóa” đường lối của mình trong quan hệ với Trung Quốc và tập trung vào giải quyết các vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác và phối hợp hành động với CHNDTH.

M.S. Zelenkova nhận định, một mặt, Hà Nội kiên quyết không từ bỏ những yêu cầu chính đáng của mình... Một điểm mấu chốt trong quan điểm của Việt Nam được M.Zelenkova nhấn mạnh là lập trường kiên quyết của nước này đòi tuân thủ luật pháp quốc tế và nguyên tắc không sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp.

  • Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (Theo ĐVO)

Tin mới cập nhật

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Prev Next

Lý do bị cáo Đỗ Hữu Ca được hưởng mức án dưới khung hình phạt

Lý do bị cáo Đỗ Hữu Ca được hưởng mức án dưới khung hình phạt

(TDGLaw) - Như PLO đã đưa tin, chiều 12-4, TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án mua bán hóa đơn, đưa - nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế. Trong đó, cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu... Read more

Pháp luật | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:177 | comments

Không cần xác nhận 'nông dân' vẫn được nhận chuyển nhượng đất lúa

Không cần xác nhận 'nông dân' vẫn được nhận chuyển nhượng đất lúa

(TDGLaw) - Luật Đất đai 2024 quy định cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa. Hiện nay, theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không... Read more

Tin nhanh | Thao Dan | 08 Tháng 4 2024 | Hits:187 | comments

Hack Facebook, Zalo lừa lấy tiền, tội gì?

Hack Facebook, Zalo lừa lấy tiền, tội gì?

(TDGLaw)- Hành vi hack Facebook, Zalo rồi nhắn tin mượn tiền, vay tiền… để chiếm đoạt tài sản của người khác vẫn chưa có sự thống nhất trong việc định tội danh.  Hiện nay, tình trạng hack tài khoản Facebook, Zalo của người khác, sau đó sử dụng các tài khoản này... Read more

Pháp luật | Thao Dan | 08 Tháng 4 2024 | Hits:207 | comments

Làm quy trình tước danh hiệu CAND 2 nữ cán bộ liên quan 'tiệc ma tuý' ở Hải Phòng

Làm quy trình tước danh hiệu CAND 2 nữ cán bộ liên quan 'tiệc ma tuý' ở Hải Phòng

(TDGLaw) - Công an Hải Phòng đang thực hiện quy trình để tước danh hiệu CAND với 2 nữ công an tham gia bữa "tiệc ma túy" tại khu đô thị cao cấp tại quận Hồng Bàng. Ngày 8-4, theo nguồn tin của PLO, Công an Hải Phòng đang thực hiện quy trình... Read more

Pháp luật | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:210 | comments

Tranh chấp đất đai, cậu sát hại cháu rồi bỏ trốn

Tranh chấp đất đai, cậu sát hại cháu rồi bỏ trốn

(TDGLaw) - Do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai, cậu ruột dùng búa sát hại cháu gái rồi bỏ trốn Ngày 20-3, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thế Hùng (thường gọi là Cò), 73 tuổi, ngụ phường... Read more

Tin nhanh | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:360 | comments

Công ty luật TDG.
Điện thoại : 04. 66556263 - 0942 477375.