TỨ THẾ
Mộ táng, bên trái gọi là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ, phía trước là Chu Tước, phía sau là Huyền Vũ. Huyền Vũ phải cúi thấp đầu, Chu Tước phải bay lên, Thanh Long lên xuống uyển chuyển, Bạch Hổ phải thuần phục; nếu hình thế của sơn tương phản lại những điều trên thì phải đổi. Cho nên gọi hổ ngồi là Hổ Ngật Thi (ăn xác chết), gọi rồng cuộn là Long Kỵ Chủ, Huyền Vũ không cúi thấp đầu xuống thì nó không tiếp nhận thi thể, Chu Tước không múa lượn là muốn bỏ đi. Do vậy, lấy chi mạch làm Long, Hổ là chỉ thế đến và sự tiêu tán, eo lưng của nó phải như cánh tay, gọi địa thế này là Hoàn Bao (bao bọc). Lấy Thủy làm Chu Tước la chỉ sự hưng vượng và suy bại của nó tương ứng với sơn hình, trường hợp này tối kỵ thủy lưu quá gấp, như thế gọi là Bi Khốc (khóc thảm). Chu Tước hóa ra từ khí, phân lưu tới chỗ chưa thịnh, lại quay về Khuyển Vượng; lại tàng ẩn nơi suy bại, sau cùng chạy tới Ngục Tạ, cứ thế đi lại không ngừng. Uốn uốn lượn lượn tựa quay đầu rồi lại bỏ đi, đã không thấy hình cũng chẳng thấy bóng.
“Táng Kinh” viết:
“Sơn thế đổi tới, thủy lưu bao bọc, nơi như vậy sẽ khiến con cháu đời sau hưởng phúc; nhưng nếu sơn thế quay lưng rời xa, thủy lưu chảy thẳng mà đi, nơi đây dù đang là vương, hầu cũng bị tiêu diệt”.
Sơn thế cao vọi, trước mặt có khe nước, đây là nơi Long tàng ẩn; sơn thế chếch nghiêng mà tới, kết huyệt trước mặt Long thì tốt, song nếu kết huyệt tại Giác và Mục (sừng, mắt) của Long, đời sau bất hạnh; sơn thế đứng thẳng mà tới, kết huyệt bên cạnh Long thì tốt, nếu kết huyệt trong miệng, trên môi Long, thì đời sau con cháu chết trong binh lửa. Sơn thế uyển chuyển, bên trong súc tích tinh khí, nơi này gọi là Long Phúc (bụng rồng), nếu cuống rốn của Long sâu mà khúc chiết, táng ở đây thì con cháu ắt sẽ giàu sang. Nếu chọn sai nơi táng, làm kinh động đến Hung và Tế huyệt (Hung: ngực, Tế: rốn) thì ắt có tại họa.
QUÝ HUYỆT
Phán đoàn chi mạch hay Khâu Lũng (gò đống) thực chẳng phải dễ. Đoán đúng thì nguồn phúc không cạn, đoán sai hung tai bất tận.
Tại nơi Loan Chương trùng điệp, trong vô số chi mạch và gò đống, cần phải chọn lựa một nơi kỳ lạ nhất. Tức là nơi đó có sơn mạch lớn mà bề ngoài lại rất nhỏ hoặc ngược lại. Có như thế nơi này mới được gọi là “kỳ lạ”. Chọn lựa chi mạch, phải chọn chi mạch ẩn tàng, mà chọn gò đống, cần chọn gò đống nổi lên cao. Tuy là như vậy, song chi mạch và Khâu Lũng đều phải ở nơi bằng phẳng, vì có sinh khí ngưng kết tại đây. Nếu là chi mạch thì nên táng ở đỉnh núi, nếu là Khâu Lũng thì táng tại chân núi. Xem chi mạch như xem Đầu, xem Khâu Lũng như xem Cước. Dùng khúc biểu (dụng cụ đo lường) để trắc định phương hướng, dùng thước ngọc (ngọc xích) để cân nhắc xa gần, lại phải dựa vào sự ngưng kết của Kim, sự phù trợ của Thủy, sự chính ứng của Mộc, sự xung hòa của Thổ. Bên ngoài mộ huyệt phải giữ được gió từ tám phương thổi tới, bên trong cần gồm đủ khí của Ngũ Hành. Sa sơn tựa Long Hổ vây quanh, chủ sơn cùng nghênh đón với Sa sơn. Sự vi diệu trong đó chỉ có thầy thông minh căn cứ vào sự bất đồng của sơn thế, khảo sát kỹ càng, quán thông khí Âm Dương, đủ để cải biến tạo hóa của trời đất.
Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|