Quyển 4
TÁNG KINH
KHÍ CẢM – NHÂN THẾ
Mộ táng phải nhờ vào sinh khí. Khí Ngũ Hành vận hành trong đất, bốc lên biến hóa, thai nghén thành vạn vật. Thân thể người ta có được nhờ mẹ cha. Hài cốt cha mẹ dưới đất được sự hun đúc của Ngũ Hành sinh khí, hình thể người con được cha mẹ che chở. “Táng Kinh” của Thanh Điển tiên sinh viết:
“Thi thể dưới đất chịu sự cảm hóa của khí, tương ứng với phúc khí của nó sẽ ảnh hưởng tới con cháu”.
Đó chính là núi đồng ở phương Tây tan rã sụp đổ, tiếng chuôn linh diệu ở phương Đông không gõ tự kêu; đó cũng là đạo lý mùa Xuân cây cối ra hoa, thì hạt dẻ để trong phòng cũng sẽ nảy mầm.
Hai khí Âm Dương, trải qua sự thổ nạp của đất trời thì thành gió. Gió do hai khí Âm Dương biến thành bốc lên cao thì thành mây, lại giáng xuống thì là mưa. Chúng vận hành dưới đất thì là sinh khí. Cho nên “Tháng Kinh” viết:
“Hai khí Âm Dương mượn gió mà thai nghén thành vạn vật, gặp thủy thì ngưng kết trong thủy”.
Do đó, sự sống chính là do khí Âm Dương tụ tập trong thân thể, sinh khí ngưng kết trong hài cốt của thi thể người, nên chỉ có xương đầu là còn lại dưới đất. Mộ táng là đem khí Âm Dương tán hóa, nạp vào hài cốt cha mẹ, từ đó dùng nó để che chở cho con cái, cháu chắt đời sau. Phong thủy chính là cách người xưa tụ tập khí Âm Dương lại để nó vận hành và có nơi ngưng kết. Tướng pháp của phong thủy là, đạt được thủy là tốt nhất mà có thể tàng trú được gió (phong) thì trái lại, so với thủy hơi kém một chút.
Vì thế Thổ là thân thể của khí, có Thổ mới có khí; khí là mẹ của Thủy, có khí mới có Thủy. “Táng Kinh” viết:
“Khí vận hành khắp nơi bên ngoài, bên trong khí thai nghén sinh mệnh”.
Cốt gió của núi cao, chi mạch của núi đất thấp đều có sinh khí theo cùng. “Táng Kinh” viết:
“Sau khi Thổ thành hình, khí vận hành trong đó, vạn vật nhờ vào sinh khí mà sinh ra từ Thổ”.
Tại sao lại nói vậy? Vì khí thịnh vượng dù chảy qua dưới đất đã nhiều, song vẫn còn một phần nhỏ bị hao hụt; dù hao tổn song vẫn tụ tập lại ở một số nơi khá sâu. Do đó khí ẩn tại những nơi khô ráo, nên phải tương đối nông, khí ẩn tàng ở nơi thấp bằng phẳng thì phải khá sâu.
“Táng Kinh” viết:
“Nông hay sâu cũng cần gặp nơi thích hợp”.
Do đó, khí vận hành dưới đất, phương hướng của nó phải biến hóa tùy theo sự thay đổi của địa thế, sự tụ hội hoặc ngưng kết cũng phải biến hóa theo địa thế. Mộ táng cần phải chiếu theo nguyên lý ẩn hiện, ngưng tụ của khí. Ở nơi thấp bằng thì phải theo mạch hướng của nó; ở nơi núi cao thì phải theo cốt của nó. Uốn lượn quanh co, Đông Tây Nam Bắc, dù thế nào cũng phải ứng theo. Lại còn Lai Thế (thế đến) xa ngàn thước thì gọi là “Thế”, xa trăm thước thì kêu là “Hình”. Sơn thế luôn thuận theo Thủy mà tới, sơn hình lại luôn nghịch với Thủy mà thành. Như vậy gọi là Khí Toàn, nơi Khí Toàn có thể táng mộ.
Sơn thế uốn lượn bao bọc, Loan Chương trùng điệp tựa trăm quan quỳ hai bên bái lạy triều kiến Hoàng đế. Lại như một người đang giơ hai tay ra ôm vật gì. Thế đến có ngưng kết lại có tụ tập, hoàn toàn phù hợp với Âm Dương, Thổ cao mà Thủy sâu, cỏ cây tươi tốt, đây là nơi lý tưởng để mộ táng. “Táng Kinh” viết:
“Sơn hình tụ kết, bao hàm sinh khí, đất này có thể sinh thành vạn vật, là nơi đất tuyệt hảo”.
Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|