6- Vũ Khúc tinh
(Phụ luận Quan Quỷ Minh Đường)
Tinh phong của Vũ Khúc luôn có hình dáng như chiếc chuông, chiếc nồi lật úp, thông thường chuông cao mà nồi thấp, chúng chủ về những sự việc khác nhau. Cao là Vũ Khúc mà thấp là Phụ Bật. Cả hai tuy cùng cát lợi, song lớn nhỏ đều có khác biệt. Nếu Vũ Khúc ngay ngắn, thì vận phú quý khá vững bền; song nếu là Tả Phụ, Hữu Bật thì vận phú quý chỉ có thể quyết định tùy theo sự dày mỏng của Long mạch.
Sauk hi Chân Long vận hành năm, sáu dặm, lúc sắp lạc huyệt thì phải tách Phụ Bật ra. Trong khi đi, trước có Quan sau có Hiệp cùng theo, nều Hiệp nhiều, Long sẽ uy mãnh. Nếu Phụ Bật tinh tách ra đến ba, bốn lớp thì cần quan sát kỹ nơi này để tìm dấu vết của Long. Nếu ở nơi lạc huyệt không có Phụ Bật mà chỉ có Tham Lang, Cự Môn thì dù đó là cao sơn cũng không thể khiến Long dừng lại. Tuy Phụ Bật là dấu vết nhập huyệt, song tùy hình dáng mà thành huyệt lại có điểm khác nhau. Huyệt vị tùy vào sự nhấp nhô của Thổ Phong mà thành Kiềm, Nhũ, Hình Thần và sự lớn nhỏ của chúng đều quyết định nhờ vào Tông Long. Thông thường Long của Viên sẽ bất ngờ kéo dài Cước ra, đây là Quỷ Long có hình giống chiếc thìa lật úp. Dấu hiệu cái ki bị lật úp, bàn tay để ngửa là điềm báo Long sắp lạc huyệt, khi tới đây không nên đánh mất vết tích thực của nó. Hãy nhận kỹ huyệt vị trước mặt Long và đừng bỏ qua phần lưng. Làm thế nào để biết Long có lạc huyệt hay không? Phải quan sát xem ở đằng sau, Long có hình thành sơn phong tươi tốt không. Lại hỏi làm sao biết Long đang dịch chuyển? Chủ yếu phải xem tinh phong của đuôi Long có lắc lư liên tục không. Phía sau Long là Quan hay Quỷ phải phân biệt cho rõ, nếu là Quỷ khắc thân Long thì nó ở sau, nếu là Quan khắc thân Long thì nó ở trước mặt, đây là tình huống Long mạch xuất hiện Quan tinh và Quỷ tinh.
Nếu Âm Dương ở nơi Chân Long lạc huyệt rối loạn thì Ngũ Hành và Quan Quỷ không nên đối nghịch nhau. Thủy Long tách ra thì Hỏa Long xuất hiện, Quỷ ở sau Quan ở trước. Nếu trên Khảm Sơn có Long đến làm Ngọ, Đinh mà khiến Địa Võng, Thiên La cùng chuyển thì đây là trong Âm Dương pha tạp Ngũ Hành. Không cần phải nhận biết Ngũ Hành ở đây mà chỉ cần quan sát kỹ Chân Long mà thôi. Nếu Chân Long đoạt mạch thì có Quỷ Khí, Quỷ Khí không tụ mà vận hành trên Long mạch. Trên mình Chính Long thường không có Quỷ sơn, song nếu Hoành Long rời huyệt ắt sẽ có Quỷ tinh xuất hiện, Quỷ tinh xoay mình mà cùng bao bọc phía sau huyệt vị. Nếu Quỷ sơn quá dài thì nó sẽ lấy mất Chân Khí của Long. Như thế nào mới có thể gọi là Quỷ? Quy sơn chống ở phía sau Chủ sơn. Quỷ sơn phân nhánh tách mạch không quay đầu về, đoạt lấy chính thân của Long mà thiếu Toàn khí. Sau huyệt của Chân Long nếu có Quỷ sơn thì sơn thế ngắn mà tách thành nhiều nhánh. Đây là tinh tú sau huyệt Chân Long, tinh tú có phân biệt thể nhọn và tròn. Nếu sau huyệt của Chính Long có Quỷ sơn thì Quỷ sơn giống như những con chim trĩ bay tới, quay đầu lại hộ vệ cho huyệt vị. Nếu Quỷ sơn không quay đầu bao bọc bản thân huyệt vị thì đây là nơi Tử Huyệt, còn gọi là Huyệt Không Vong. Cái gì gọi là Không Vong? Phía sau huyệt xuất hiện tư thế hòn ngói để ngửa thì gọi là Không Vong. Trên mình Chân Long có rất nhiều hộ vệ, các ngọn núi đều tới chào đón, chúng hộ vệ bên mình mà không dám rời xa, ở giữa có Tuyền Trì lặng lẽ chảy vào huyệt. Phải nhận biết Quỷ sơn của Chân Long khá ngắn, vì có Long Triền Hộ ở sau. Đã có Triền Long sát bên Hộ Long thì nó sẽ không để Quỷ sơn tản mác khắp nơi. Nếu Quỷ sơn đi thẳng mà tiến vào sông bể, thì Long này sẽ có nhiều hình dáng tạp loạn. Nếu Quỷ sơn có hình cái qua, cái mâu, chạy toán loạn thì không thể lấy Chân Long kiềm chế chúng được. Long không có Triền Hộ thì dù có Chân Long cũng không được toàn mỹ.
Sơn Hộ Triền phần nhiều ở trước huyệt, nếu Hộ Triền có ba, năm lớp thì phúc khí sẽ được bền lâu. Có một lớp Hộ vệ thì phúc cả một đời, nếu Hộ vệ này có diện tích 10 dặm thì nó là nơi sinh ra danh tướng.
Quỷ sơn cũng có chân hình. Chân hình tùy thuộc vào Tam Cát và Phụ Bật. Cửu tinh cũng có hình dạng của Quỷ. Quỷ tinh của Tham Lang rất nhọn, nhỏ; Quỷ tinh của Vũ Khúc có ít Chi, Diệp phần lớn hình thành dáng vẻ chiếc thìa lật úp, nếu ở phía sau huyệt thì tối cát. Quỷ tinh của Cự Môn có hình châu ngọc, Tham Lang thì hình thành hình bậc thang sinh ra ở sau lưng, tầng lớp nhỏ dần. Nếu Hữu Bật làm Quỷ tinh thì giống như màn trướng có khi sinh ra từ phía sau Long, Hổ sơn. Quỷ của Tả Phụ phần lớn hình thành dáng đốt sống loài trùng, tựa chữ Vương ( ).
Phá Quân, Lộc Tồn, Liêm Trinh, Văn Khúc đa số sẽ hình thành cửa ải, nơi gần cửa ải mà rộng lớn thì gọi là Tản Quan. Cửa ải là cục cũng phân biệt lớn nhỏ, Phá Quân, Lộc Tồn ở ngoài chắn trước cửa. Nếu Lộc Tồn không có Lộc thì gọi là Thần Đàn, nếu Phá Quân không có Phá thì thành Cận Quan. Quỷ sơn chuyển hướng đều dựa vào Hoành Long, Chính Long thường lạc huyệt từ Bình Địa. Long thế của Bình Địa tựa rết bò, chân núi dài tựa mái chèo, trước mặt chính là huyệt vị. Nếu mái chèo hướng ra sau thì Long mạch tiếp tục đi tới, nếu mái chèo hướng ra sau mà chợt có sơn phong dựng lên thì ắt có Chân Long tại đây.
Tóm lại Cửu tinh đều có Quỷ hình, mỗi tinh lại có bốn (4) hình thức, tổng cộng có 36 Quỷ hình, biết được Quỷ hình cũng chính là biết được tinh túy của Chân Long vậy.
Lại hỏi phải thế nào mới được xem là Quan?
Đó chính là núi kéo dài nghịch hướng ở phía sau Triền sơn. Đây là biểu hiện Triền sơn có dư khí cũng như phía sau Long huyệt có Quỷ vậy. Quan tinh ở trước mà Quỷ tinh ở sau, Quan phải có thế quay đầu mà Quỷ phải có thế nghênh tiếp, bằng không đó chỉ là hư ảo và huyệt vị không thể kết phát được. Sau lưng Long huyệt nếu có Y Quần thì đây là trường hợp có nhiều Vũ Tụ lại Quan Lan. Nhưng có Vũ Tục lại không thấy huyệt, cũng như người được bổ nhiệm mà không đi nhậm chức vậy.
Nên quan sát Minh Đường ở nơi hội tụ Chân khí, trong Minh Đường cần có Bình Dương, nếu trong có thủy thì phải rộng rãi bằng phẳng mới quý. Nếu Minh Đường gặp các tình huống như nghiêng đầu, lệch lạc, lao tới và thủy lưu gấp gáp thì đều không tốt. Trong trường hợp chưa đoán kỹ tả hữu tiền hậu của sơn thì nên tới Minh Đường xem thủy thế trước nhất. Cũng có Minh Đường giống đáy Oa, có hướng ngang thì gọi là Kim Thuyền và được Thanh Long, Bạch Hổ bao bọc; có hướng thẳng thì gọi là Thiên Tâm mà uốn khúc, Mã Đế tuy thẳng mà có thế uốn lượn. Minh Đường tựa hoa sen trôi dạt về bên trái thì đại quý, dạt về mé phải thì tiểu quý, nếu đóng ở giữa thì các phương vị đều đạt phú quý song toàn. Minh Đường lấy hướng ngang làm thế quý, tiếp đến là hình thế khúc chiết rõ ràng gọi là Quan Tỏa. Nếu Minh Đường trôi dạt đi mà không có thế quay đầu thì không tốt. Quan Tỏa có nhiều cách thức: Dài mà vuông thì gọi là Tượng, ngắn là Mộc, nhỏ gọn là Kim, đầy đặn là Ngân. Sau khi quan sát các cách thức này, cần tới gần cục thế xem xét, nếu ở trong có Nhũ Huyệt thì đó là Chân Long. Nếu Quỷ hình trái bầu thì chuyển sang trái. Trước mặt huyệt có thế chuyển ngang thì quan vận sẽ chuyển, con cháu ba đời hưởng phúc.
Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|