LUẬN LONG
Long trong phong thuỷ địa lý có cán chi, có chi trong cán, lại có cán trong chi. Vì vậy các nhà địa lý khi đàm luận đến Long thường nói là “tìm cán”, song họ lại không biết Long của chủ cán vốn không kết huyệt, mà phải biến thành phân chi mới có thể kết huyệt, điều này cũng giống như một cây trái chỉ kết quả nơi cành mà không kết quả nơi thân. Để có thể kết huyệt, Long phải tự lột xác hoá già thành trẻ, từ thô cán biến ra thanh chi. Dù Long của chủ cán có kết thành cát địa nơi thành đô cũng cần phải từ trên cao mà giáng xuống bình địa, thông qua thoát thai đổi lốt, tàng ẩn tinh thần, cuối cùng lại do sơn địa mà kết huyệt.Khi Long của chủ cán sắp phân thành chi, thì cần từ bỏ mọi lầu các điện đường mà lập ra một đường riêng cho mình, cần phải có Thái Tổ sơn, Thiếu Tổ sơn, Phụ Mẫu sơn cùng các Tiểu Tướng sơn nổi lên, đây chính là sự xuất hiện của chi Long. Nếu địa mạch của chi Long phân ra từ Tiểu Tướng sơn thì đó là Chính chi của Cán Long; Nếu địa mạch của chi Long phân ra từ góc núi của Tiểu Tướng sơn thì đó là Bàng Chi của Cán Long. Chính chi xuất hiện là Trung Long Chính Huyệt, Bàng Chi xuất hiện là Tòng Long Hộ Triền. Sơn phụ trợ ở hai bên Trung Long nhất định phải cao hơn Trung Long mới có thể coi là giáp tong. Cũng có khi hai Long mạch đồng thời dùng sơn ở hai bên làm phụ trợ, khi hai Long Mạch này sắp hình thành cục thế, nhất quyết phải có một Long mạch cao vượt lên, một Long mạch nằm phục xuống, như vậy gọi là Thư Hùng tương ứng. Lại có tình huống Bàng Chi có thể kết huyệt, như vậy cần phải mở ra một cục thế khác, có sơn thuỷ hộ vệ tuỳ tòng khác, có như thế mới hình thành được cát địa, nhưng địa lực của nó yếu hơn hẳn so với Chính Chi kết huyệt.Long trong phong thuỷ có địa lý có hình dáng cao vút, được gọi là Cao Lũng, có trạng thái hành tiến chậm rãi được gọi là Bình Cương, cũng có Long tản lạc trên mặt đất gọi là Bình Chi. Cao Lũng thì nhấp nhô lên xuống, trạng thái hiển lộ rõ rang; Bình Cương thì nhấp nhô ít, đi một bước dừng một bước; Bình Chi thì nối tiếp liền liền cơ hồ không trông rõ sự lên xuống nhấp nhô. Long thế của Cao Lũng phần lớn hùng tráng, khí thế cương mãnh; Long thế của Bình Cương thì hoà hoãn nhu nhược, không cần có khai trướng xuyên hiệp, chỉ cần có chút nhấp nhô là đủ, để giống với Long thế của Cao Lũng; Long thế của Bình Chi lại vì địa thế tản mác nên hình tích bất minh khó thấy, nhưng nếu quan sát kỹ lưỡng cũng có thể thấy được trạng thái của nó, do vậy trạng thái khai trướng cùng hành tiến của nó cũng tương tự như Cao Lũng, nhưng địa thế thì bất đồng.Long kết huyệt ở đầu gọi là “Thiếu Long”. Cổ ngữ có nói:“Sơ Long đều kết huyệt tại ngực”.Long kết huyệt ở eo lưng gọi là “Trung Long”. Cổ ngữ nói:“Hảo Long đều kết huyệt tại eo lưng, dư chi của nó chính là nơi thành quận vậy”.Long kết huyệt ở đuôi gọi là “Tận Long”. Cổ ngữ nói:“Địa thế tương ứng, chạy thẳng tới tận cùng của Long kết huyệt, Long, thuỷ đều đến nơi tận cùng này mới là Long mạch chân chính”.Chương Bối Lai nói:“Chân Long nếu đi từ xế bên lật xuống thì gọi là Hoành Long, nếu quay thân mình thì ọi là Hồi Long, kết huyệt ở chỗ cao thì gọi là Phi Long, hạ lạc tại binh dương (biển bằng) thì gọi là Tiềm Long. Thể dáng của Long đều tuỳ theo hình dạng di chuyển của Long mạch, sự tụ tán của hình thế địa mạo, sự phân hợp của sơn thuỷ, của âm dương mà quyết định”.Long Cao Lũng, Long Bình Cương thì xuất hiện như bình phong, như màn trướng, khi hành tiến sẽ nhe nanh múa vuốt, tạo nên thanh thế, khi quá hiệp nhất định sẽ có hình dáng tiền nghênh hậu tống, khi sắp nhập thủ nhất định sẽ thắt lại ở yết hầu, dồn tụ chân khí, khi sắp kết huyệt nhất định sẽ tạo sơn cái, sơn đỉnh (đỉnh núi), bên ngoài có thủy lưu theo dòng mà chảy, bên trong có thuỷ lưu phân giới huyệt vị. Ở nơi kết huyệt, tất có Minh Đường đại cục, tứ phía tất có lan can che chắn, thế mới là Chân Long.Long tại bình địa (Long Bình Chi) có hình thái khí độ cũng gần giống như Long tại sơn địa, khác nhau chỉ ở chỗ: thần tinh tương ứng trên núi cao có hình thế dựng đứng, còn thần tình tương ứng dưới bình địa thì có hình thế dàn trải. Phương pháp quan sát Long ở bình địa, chỉ cần tìm hình thế tản mác, khi ẩn khi hiện của nó, lấy thủy lưu hai phía đong tân phân giới làm Long, lấy thước tấc đo lường sự biến hoá cao thấp là được. Đất Thiểm, Biện, Tề, Lỗ… là loại hình bình địa phương Bắc; đất Tô, Tùng, Gia, Hồ… là loại hình bình địa phương Nam. Loại hình bình địa phương Bắc đa phần do khai khẩn mà mất đi hình thế núi, phải nhận ra mũi, miệng của sơn mới được. Loại bình địa phương Nam, do khai thông thuỷ đạo làm đứt địa mạch, nên phải truy xét ngược lên nguồn gốc của nó mới được.Long còn có loại vượt qua song, xuyên qua ruộng đồng rồi mới nhô lên, tịnh tiến mà kết huyệt, tạo nên đất quý về mặt phong thuỷ. Sơn thế của Long đến bờ song thì mất hút, thực ra nó đang vượt qua song, có đá ngầm nhô đầu lên trong nước, ở bờ song đối diện sẽ nhô hẳn lên một khối đá, ngoài ra không thấy vết tích đâu nữa. Như thế gọi là Long mạch quá thuỷ. Còn Long mạch xuyên điền, nghĩa là hai trái núi bị ngăn cách hẳn với nhau, không rõ lai lịch, nhưng trên ruộng đồng nằm giữa hai trái núi thấy có địa mạch hơi nhô lên như sống trâu, hoặc có khối đá khô nhô lên giữa màu xanh của lúa.Sở dĩ gọi sơn là Long vì Long biến hoá khó lường, thần tinh của Long chẳng phải phàm tục, khí thế của Long không chút tầm thường. Sơn lấy sự nhấp nhô lên xuống làm cốt tiết (đốt xương), lấy phân bố làm răng và móng vuốt, lấy đầm nước làm ẩm thực (đồ ăn thức uống), nên gọi sơn là Long. Hiện nay, người chưa biết cán chi của sơn, không thấy tông tích của sơn, thấy một ngọn núi nhô lên, thì gọi nó là Long, thấy chỗ sơn lõm xuống, thì gọi nó là Huyệt. Nếu nói vậy, thì mỗi quả núi đều biến thành Long, mỗi chỗ lõm trên núi đều biến thành Huyệt, thế thì Long khác gì con giun đất! Cho nên không biết Long, làm sao biết Huyệt? Muốn học phong thuỷ địa lý, kiến thức nhập môn là phải nhận biết về Long.
Sưu tầm_ Tôn sư phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|