(TDG) - Matxcova cần phải đặc biết để ý đến những tham vọng ngày càng lớn của Bắc Kinh.
Mặc dù vậy, giới lãnh đạo tối cao Nga cần phải luôn giữ trong đầu ý nghĩ thường trực rằng Trung Quốc bây giờ đã là một đối tác rất phức tạp, và cùng với việc (Trung Quốc) củng cố sức mạnh tổng hợp của mình, họ sẽ ngày càng cứng rắn hơn trong việc bảo vệ và tìm kiếm thêm các lợi ích cho mình. Và cần phải hiểu rất rõ những đặc điểm dân tộc trong tư duy chính trị của dân tộc Trung Hoa.Từ chiều sâu lịch sử, Trung Quốc đã tự coi mình là trung tâm trong mối quan hệ với các nước chung biên giới và coi các nước cùng biên giới là các phiên thuộc của mình.
Một thế giới quan như vậy đã được thể hiện rõ qua tên gọi trong chữ tượng hình của nước này- cái tên Trung Quốc có nghĩa là “Quốc gia trung tâm”- “Cái rốn của Đất”.Người Trung Quốc, đặc biệt là các giới tinh hoa trong xã hôi, có một đặc điểm trong tư duy là làm gì cũng có mưu đồ, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị và quân sự.Điều đó có nghĩa là- mọi hành động đều phải được thực hiện trong một chuyển động liên tục, tính kỹ cho từng giai đoạn và cho cả một thời kỳ dài cho đến khi đạt được mục tiêu chiến lược đã định trước.Tính mưu đồ không chỉ thể hiện trong các học thuyết chính trị và các kế sách quân sự thời Trung cổ của Trung Quốc, mà còn thể hiện rõ cả trong những câu chuyện dân gian, các câu tục ngữ Trung Quốc.
Một số câu tục ngữ Trung Quốc như vậy cũng được biết tới tương đối rộng rãi tại Nga. Các phương tiện thông tin đại chúng Nga rất hay sử dụng một trong các câu đó:“Đi chậm tiến xa” (dịch ý). Người Trung Quốc biết chờ đợi và lưu giữ mãi trong đầu những sự kiện trong quá khứ, - khi Trung Quốc bị các nước Phương Tây, trong đó có cả Nga, đàn áp và hạ nhục. Trung Quốc lập kế hoạch chiến lược không phải cho một số năm, thậm chí cho không phải cho nhiều thập kỷ, mà là cho hàng trăm năm về sau.
TỪ TÌNH HỮU NGHỊ ĐẾN LÒNG CĂM THÙ- CHỈ MỘT BƯỚC NGẮN
Vấn đề lãnh thổ giữa CHNDTH và Nga trên cấp độ chính thức được coi là đã giải quyết xong. Nhưng trên một số phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc, cũng như trong các công trình nghiên cứu khoa học, “bán” khoa học (khoa học giả hiệu) và thậm chí trong giới quân sự Trung Quốc vẫn đang tiếp tục các cuộc tranh luận về sự bất hợp pháp và mang tính sỉ nhục đối với Trung Quốc của những hiệp ước phân định lãnh thổ với Nga trước đây .
Giới lãnh đạo quân sự- chính trị Thiên triều dành sự quan tâm đặc biệt cho nhiệm vụ phát triển Không quân lục quân. Ảnh từ Công thông tin chính thức của PLA
Mặc dù quan hệ Trung-Nga đang phát triển dưới cái nhãn “đối tác chiến lược”, nhưng một bộ phận không hề nhỏ các chuyên gia Trung Quốc tiếp tục khẳng định là có tới 1,5 triệu km2 lãnh thổ Trung Quốc đã bị nước Nga Sa Hoàng chiếm đoạt trái phép và cách tiếp cận của Chính quyền Xô Viết đối với vấn đề lịch sử này là không công bằng.Điều đó nói lên rằng những yêu sách lãnh thổ đối với nước ta (Nga) dù đang tạm thời được gác lại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nhưng có thể sẽ lại được đưa ra vào bất kỳ lúc nào.Liên quan đến vấn đề, cần phải nhớ rằng cách hiểu tiến trình thời gian của người Trung Quốc khác hẳn với cách nhìn nhận tiến trình thời gian của chúng ta.
Nền văn minh Phương Tây mà chúng ta là một bộ phận coi tiến trình thời gian như một đường thẳng, và vì thế đã loại trừ khả năng lặp lại của các sự kiện.Chúng ta cho rằng thời gian đi qua không trở lại và “không thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Nhưng người Trung Quốc coi dòng chảy thời gian như một chuyển động vòng tròn và trong tiến trình lịch sử sẽ có những sự kiện được lặp lại.Có nghĩa là vòng tròn “tình hữu nghị vĩ đại” giữa Bắc Kinh và Matxcova (hiện này) chỉ là một trong những giai đoạn của vòng quay thời gian vĩnh cửu, và không loại trừ lại có những thời gian mà quan hệ Nga-Trung lại căng thẳng, thậm chí sẽ xảy ra xung đột vũ trang, như đã từng nhiều lần xảy ra trong lịch sử.
Ở đây, chỉ cần nhắc lại một thời kỳ mà “tình hữu nghị vĩ đại” đã kết thúc bằng xung đột vũ trang trên đảo Damanski và tại khu vực Zalanashkol tại Kazakhstan. Giới lãnh đạo chính trị và quân sự Nga luôn phải nhận thức rõ rằng không nên hiểu theo nghĩa đen phát biểu của Đặng Tiểu Bình về việc “Trung Quốc cần im lặng giấu mình” (“Giấu mình chờ thời”).Khi còn công tác tại Trung Quốc, tác giả bài báo này (tức Shlydov) đã làm quen với một giáo sư Trường Đại học tổng hợp Bắc Kinh.
Trong một trong rất nhiều lần trò truyện tôi đặt cho vị này một câu hỏi: bàn chất thực sự trong phát biểu nói trên của cha đẻ những cải cách Trung Quốc là gì? Vị giáo sư già đó, vì những lý do tế nhị nên tôi sẽ không nêu tên, đã trả lời câu hỏi đó như sau:
Đặng Tiểu Bình, vốn là người am hiểu rất sâu những ngạn ngữ, lịch sử Trung Quốc cổ đại, đã diễn đạt gần nguyên vẹn ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đã xảy ra hàng nghìn năm trước đây, khi mà các vương quốc phong kiến tiến hành các cuộc chiến tranh liên miên chống lại nhau.
Một trong những vương quốc đó bị thất bại trước một nước láng giềng khác mạnh hơn và ông vua nước thua trận này dù phải hạ mình chịu nhiều sự nhục nhã nhưng đã làm tất cả, nín nhịn để không khiêu khích nước láng giềng mạnh đó.
Nước này (nước thua trận) bí mật tích lũy lực lượng, lương thảo và chờ thời điểm thuận lợi để báo thù và trừng phạt kẻ đã xúc phạm kia.Nhiều năm sau, nước đã từng là người chiến thắng bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh với một nước láng giềng khác nên đã bị suy yếu đáng kể. Và lợi dụng thời cơ đó, kẻ bại trận trước đó tấn công cựu thù và đã thành công, rửa được mối hận của mình.
(Còn nữa)
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)/ĐVO
< Lùi | Tiếp theo > |
---|