Tools
Login
You are here: Trang chủ » TIN TỨC » Quốc phòng - Biển Đông » Bản đồ Tây Phương 1525: Hoàng Sa, Trường Sa là của VN
Chủ nhật, 22 Tháng 12 2024
Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 

Bản đồ Tây Phương 1525: Hoàng Sa, Trường Sa là của VN

Email In PDF.
(VP Luật sư Triệu Dũng)_Có thể nói, từ trước đến nay, ở VN, khó có ai có được bộ sưu tập bản đồ cổ đầy đủ và chi tiết về chủ quyền VN ở biển Đông như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.

Ngoài một số bản đồ Trung Quốc do người bản xứ và giáo sĩ nước ngoài vẽ và ghi chú, bộ sưu tập của ông còn có cả những bản đồ của ngoại quốc, trong đó nhiều nhất là những bản đồ của Tây Phương công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của VN từ năm 1525 cho đến nay.
Với tư cách là nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bản đồ, nhân sự kiện TS Mai Hồng trao tặng bản đồ TQ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” 1904 (không có Hoàng Sa, Trường Sa) cho Bảo tàng Lịch sử, ông Nguyễn Đình Đầu nhìn nhận:

Bản đồ Tây Phương 1525: Hoàng Sa, Trường Sa là của VN
Bản đồ Đại Việt trong “vùng Đông Ấn” vẽ năm 1613 (chụp từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu).

“Khi giải thích về tấm bản đồ này, TS Mai Hồng có nói, đây là bản đồ được rút kinh nghiệm từ bản vẽ của các giáo sĩ thừa sai bắt đầu từ M.Licci (Lợi Mã Đậu) và những người về sau cùng một Dòng tên Jésuite từ đầu thế kỷ 17. Sau đó, các giáo sĩ người Pháp cũng giúp Trung Quốc vẽ bản đồ cho đúng kinh tuyến, vĩ tuyến.

Trên tấm bản đồ 1904 này, địa chí từng vùng, miền đều được ghi bằng chữ Hán, nhưng bờ biển và các điểm quan trọng lại ghi bằng chữ Pháp. Đó là chuyện rất mới. Ví dụ, biển Trung Hoa (Mer de Chine) chỉ bắt đầu từ đảo Hải Nam lên tới Thượng Hải (tức nói biển Trung Hoa ở VN là vô lý). Đó là điều đính chính rõ ràng.

Thứ hai, tôi có khoảng 10 tấm bản đồ TQ. Trong đó, có những tấm bản đồ do người TQ và giáo sĩ vẽ và ghi địa danh tương đối đầy đủ tương đương như tấm bản đồ nói trên, mà cũ hơn. Một số bản đồ ấy tôi đã biếu Bộ Công an từ 2 năm trước. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ một số bản đồ của TQ mà trên tất cả những bản đồ ấy đều vẽ biên giới của TQ về phía nam tới đảo Hải Nam là tận cùng.

Người TQ vẽ bản đồ thế giới, ví dụ như ông Ngụy Nguyên từng xuất bản sách “Hải Quốc đồ chí” cũng vẽ bản đồ Trung Quốc tới đảo Hải Nam là cực cuối. Khi vẽ tới VN thì cũng rõ ràng là nước VN lớn hơn biên giới VN bây giờ (tôi có cả cuốn sách và hình ảnh). Bờ biển ở VN được ông ghi lại là Đông Dương Đại hải, tức là biển Đông Lớn.

Bản đồ Tây Phương 1525: Hoàng Sa, Trường Sa là của VN
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chỉ quần đảo Paracel trên bản đồ thế giới là thuộc về VN do Tây Phương vẽ năm 1606. 

Việc đưa ra tấm bản đồ TQ năm 1904 gây được dư luận chung, làm cho nhiều người thấy được cương vực của nước ta về lãnh thổ, lãnh hải được rõ ràng.

Còn trở ngược lại các mốc thời gian trước, cá nhân tôi nghiên cứu các bản đồ của ngoại quốc, trong đó có những bản đồ của TQ và nhiều nhất là các bản đồ của Tây Phương thì các cứ liệu trên đều công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của VN.

Và những bản đồ cổ đó có ghi quần đảo Paracel (cả khối từ trên xuống dưới bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa) như bản đồ của VN chính thức. Đặc biệt, các bản đồ  Tây Phương trong bộ sưu tập của tôi từ năm 1825 đến thế kỷ 19 đều ghi: Bờ biển Paracel là ở khoảng Quảng Ngãi...

* Vậy người Trung Quốc đã lợi dụng điều ngộ nhận nào trong lịch sử để “biến” hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thành của họ?

- Những bản đồ cũ của TQ như Bản đồ chí vẽ theo tư liệu hải trình của Trịnh Hòa từ đầu thế kỷ 15, trong đó có vẽ VN và ghi là “Giao Chỉ Quốc”, tức nước Giao Chỉ. Biển của Giao Chỉ Quốc được ghi là Giao Chỉ dương. Người phương Tây đầu tiên đi khai phá dọc biển từ Malacca của Mã Lai (Malaysia) qua VN tới TQ, Nhật Bản. Khi tới VN, người Mã Lai ghi là có nước Giao Chỉ, nhưng họ viết chữ Giao Chỉ theo cách phát âm của người Nhật, người Mã Lai là Cochin.

Người Bồ Đào Nha là người đầu tiên khám phá ra Ấn Độ bằng đường thủy như cách vừa nói thì thấy bên Ấn Độ có một tỉnh là Cochin. Cho nên, tránh sự hiểu nhầm của cả hai bên, họ ghi là Cochinchina, nghĩa là nước Cochin (Giao Chỉ) ở giáp giới TQ (China - từ chữ Tần mà ra). Về sau, một số người hiểu nhầm biển Giao Chỉ gần Trung Hoa thành biển Trung Hoa (Chinasea, tức lấy túc từ mà bỏ chủ từ). Đến thế kỷ 20, địa danh biển Trung Hoa trở thành phổ biến.

* Chúng ta nên sử dụng những bản đồ cổ như những cứ liệu lịch sử và pháp lý như thế nào để bảo vệ chủ quyền ở biển Đông, theo ông?

- Sự hiểu nhầm này cần phải được đính chính. Đính chính không phải là việc duy nhất chúng ta làm, mà phải đưa những bản đồ cũ chúng ta có để nói rằng biển TQ (Mer de Chine) từ đảo Hải Nam đến Thượng Hải mà thôi. Không thể có vấn đề “lưỡi bò” ở đây. Trung Quốc không thể nói Trường Sa, Hoàng Sa là của họ.

Nói về chủ quyền, VN gần đây mới tuyên bố Luật Biển VN. Và Thủ tướng đã giải thích công khai trên Quốc hội, chủ quyền của VN không thể khác. Đã khẳng định VN luôn tranh đấu để biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là của VN theo lịch sử.  VN cần tranh đấu cùng các nước ASEAN để thực hiện việc giao thông trên biển được tự do và không chấp nhận cái biển Đông mà TQ gọi là “biển của tỉnh Hải Nam”.

Là một nhà khoa học, tôi luôn khẳng định một sự thực lịch sử theo tư liệu VN và ngoại quốc ít nhất từ năm 1525 đến nay với đủ căn cứ Trường Sa, Hoàng Sa là của VN. Bảo vệ biển, Hoàng Sa và Trường Sa là yêu cầu công lý và hòa bình để giải quyết vấn đề trên biển Đông.

- Xin cảm ơn ông!

Minh Thi/ Lao Động

Tin mới cập nhật

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Prev Next

Lý do bị cáo Đỗ Hữu Ca được hưởng mức án dưới khung hình phạt

Lý do bị cáo Đỗ Hữu Ca được hưởng mức án dưới khung hình phạt

(TDGLaw) - Như PLO đã đưa tin, chiều 12-4, TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án mua bán hóa đơn, đưa - nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế. Trong đó, cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu... Read more

Pháp luật | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:431 | comments

Không cần xác nhận 'nông dân' vẫn được nhận chuyển nhượng đất lúa

Không cần xác nhận 'nông dân' vẫn được nhận chuyển nhượng đất lúa

(TDGLaw) - Luật Đất đai 2024 quy định cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa. Hiện nay, theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không... Read more

Tin nhanh | Thao Dan | 08 Tháng 4 2024 | Hits:448 | comments

Hack Facebook, Zalo lừa lấy tiền, tội gì?

Hack Facebook, Zalo lừa lấy tiền, tội gì?

(TDGLaw)- Hành vi hack Facebook, Zalo rồi nhắn tin mượn tiền, vay tiền… để chiếm đoạt tài sản của người khác vẫn chưa có sự thống nhất trong việc định tội danh.  Hiện nay, tình trạng hack tài khoản Facebook, Zalo của người khác, sau đó sử dụng các tài khoản này... Read more

Pháp luật | Thao Dan | 08 Tháng 4 2024 | Hits:498 | comments

Làm quy trình tước danh hiệu CAND 2 nữ cán bộ liên quan 'tiệc ma tuý' ở Hải Phòng

Làm quy trình tước danh hiệu CAND 2 nữ cán bộ liên quan 'tiệc ma tuý' ở Hải Phòng

(TDGLaw) - Công an Hải Phòng đang thực hiện quy trình để tước danh hiệu CAND với 2 nữ công an tham gia bữa "tiệc ma túy" tại khu đô thị cao cấp tại quận Hồng Bàng. Ngày 8-4, theo nguồn tin của PLO, Công an Hải Phòng đang thực hiện quy trình... Read more

Pháp luật | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:460 | comments

Tranh chấp đất đai, cậu sát hại cháu rồi bỏ trốn

Tranh chấp đất đai, cậu sát hại cháu rồi bỏ trốn

(TDGLaw) - Do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai, cậu ruột dùng búa sát hại cháu gái rồi bỏ trốn Ngày 20-3, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thế Hùng (thường gọi là Cò), 73 tuổi, ngụ phường... Read more

Tin nhanh | Tràng An | 08 Tháng 4 2024 | Hits:601 | comments

Công ty luật TDG.
Điện thoại : 04. 66556263 - 0942 477375.