CAN LỘ ĐỞM KINH
LONG QUYẾT CA
Nội dung văn từ của phong thủy địa lý vô cùng đa dạng, xin quý độc giả hãy chuyên tâm nhất trí khi thưởng thức “Long Quyết Ca”.
Bài ca này tuy không nói hết mọi sự ảo diệu nhưng mọi đề mục chính yếu đều được nhắc tới. Phương pháp xem Long trước tiên cần xem Tổ sơn, Tông sơn, sau đó phải xem lầu Long, bảo điện, hồ giác (góc cung) có tương đồng hay không. Nếu nơi hội tụ của tinh tú hợp với lý số của Ngũ hàng Cửu tinh thì nơi mà Long mạch từ lầu xuống điện sẽ có rất nhiều sơn phong (đỉnh núi) nguy nga. Mộc, Hỏa, Kim tinh là sự nhấp nhô của Long mạch, nơi uốn lượn hạ xuống tựa rắn bò mà nơi cao vút lên tựa rồng giữa tầng không. Nếu Mộc, Kim, Thủy, Thổ tinh đồng cách với nhau, phối hợp hài hòa thì Long đó là thượng đẳng. Nếu Long thiếu Thủy thì không thể sinh tồn, thiếu Thổ thì bần hàn, nơi thủy khẩu nếu có bốn (4) hung tinh trước mặt, mà Thiên qua đê trụ lại tương đồng với Bắc tinh, tinh tú bên trên tương hợp mới thành Đại Hội cục, vận đại quý của vương hầu khanh tướng xuất phát từ đây. Quý Long ở giữa, nếu có trướng rủ trùng trùng thì đó là dấu tích tốt đẹp. Có lúc Long như chim bay phượng múa, nếu lại có Thủy Kim tinh tương hợp thì đó là chân Long. Trên Long mạch có thể thấy Sư tử và Voi hộ vệ trước cửa, Ô quy và Xà xuất hiện nơi cửa động, đầm thì Long thuộc về cách Trung Hội cục. Trung Hội cục phát về quý cách, chức vị lên tới Cửu khanh. Nhân tài của châu, huyện sẽ phát trên đất quý nhỏ hơn, nếu thủy khẩu xen kẽ cùng khuyển nha thì đây là sinh địa.Lại xem về Long thể, chủ yếu phải lưu tâm đến Xuyên, Lạc, Chuyển, Biến. Xuyên tức là thân Long ngay ngắn bằng phẳng đi qua trùng trùng màn trướng. Lạc chính là thân Long từ trên cao hạ xuống. Chuyển nghĩa là không đứt đoạn, chính phụ uyển chuyển liên hoàn. Biến là thay đổi biến hóa, đại sơn biến hóa thành tiểu sơn, thô xấu biển thành nhỏ đẹp. Muốn rõ chi Long đâu là hư huyệt, đâu là thực huyệt, chỉ cần tìm kiếm trong Âm Dương hóa khí.Nếu Dương mạch xuất hiện từ tâm, eo tiến tới trước, ắt sẽ kết thành kỳ huyệt. Nếu Âm bao phủ khắp đỉnh mặt, thì đó là mạch chết, cần phải dựa vào la bàn mà cân nhắc quyết định.Trước tiên phải biết rõ sự xảo diệu của Ngũ tinh hành độ, sau phải xét tới khí hóa sinh của Âm Dương trong Ngũ tinh, Kim, Mộc, Hỏa thuộc Dương, Thủy, Thổ thuộc Nhị Dương diệu. Trong hành độ của Dương Long có thể biến hóa làm Âm, Âm lại hóa thành Dương. Sự biến hóa này là dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của chân Long. Nếu Âm Dương không có biến hóa thì không thể kết tụ, Long mạch thuần Dương hay thuần Âm nhất định sẽ chết. Ngoài ra còn có phương pháp xem Cửu tinh trên núi. Cự Môn, Lộc Tồn thuộc về Hỏa tinh Dương tính, 3 và 5 cộng thành một thái cực, dùng Âm Dương để gọi tên Thủy Thổ, trong tinh tú lại kèm Kim, Mộc, Hỏa tinh, cao sơn nói Long pháp lấy đây làm tối chân thực. Nếu nói Long mạch kết thúc gần thủy của sông hồ, biển thì hành độ của Long đa phần có hình dáng của Thủy tinh. Bên trong có thể có Kim Mộc Hỏa tinh tương đồng, nơi Long mạch lạc xuống kết huyệt đa số ở dưới thấp, nếu không có hóa thì nhất định không thể kết huyệt, cũng giống như không thể đi tìm kinh mạch khi Long thể tạp loạn vậy.Ngoài ra còn có Bình Cương ca quyết, phép tắc Âm Dương trong đó tương đối chính xác. Nếu Long mạch có hình dáng như tay ôm mà sống kiếm thành Âm tính, nếu mạch bên phải có hình bàn tay ngửa thì Long mạch thành Dương tính. Nếu Long mạch sinh ra đầy đặn thì là Dương tính. Cần nắm rõ đạo lý về Âm Dương này. Lại có một phương pháp Âm Dương tên là Lục Phủ. Âm là Thái Âm Bội Kế Thổ, Dương là Thái Dương Tử Khí. Nếu là Hỏa tinh là gốc, thì Long mạch vận hành nhấp nhô dựng đứng. Nếu là Cô Âm mà không có Thủy Thổ, thì không kết thành huyệt vị. Cũng có Kim tinh hiên ngang bước tới, nhưng nơi không có thủy thi không thể xuất hiện Dương khí.Trong Tham Lang tinh có Liêm Trinh tinh, trong Văn Khúc có Hữu Bật, trong Vũ Khúc có Phá Quân, trong Lộc Tồn có Cự Môn, tất cả những điều này có thể đoán định sự sinh tử, và được gọi là cách Long vận hành giữa các tinh tú, có thể tìm thấy điều này ở bất kỳ một làng quê nào. Sự dịch chuyển thay đổi của tinh tú có thể thấy được ở nơi đứt đoạn nhiều. Nếu Tham Lang tinh bất biến thì sẽ sinh ra Thổ Độ. Cưm Môn tinh bất biến thì có trong Oa. Vũ Khúc tinh bất biến thì có thể tìm thấy trong Kiềm. Văn Khúc bất biến thì giáng xuống bình địa, Phá Quân bất biến sẽ có nạn can qua, Tả Phụ Hữu Bật sẽ có Yến Oa hướng lên. Nếu Mộc Hỏa tinh nhiều thì huyệt vị phải xuất hiện cách đó khá xa, có thể kết Oa mà thành huyệt của Hồi Long, nhưng nếu Thủy tinh nhiều thì huyệt sẽ kết trên bình địa. Kết huyệt tại Ba Tâm thì có thể thay đổi thành Dương Cục, huyệt của Kim, Thổ tinh phần nhiều kết huyệt chiều ngang.Trong phong thủy địa lý “hóa khí” là tối quan trọng. Hỏa tinh tuy sinh Mộc tinh nhưng hoàn toàn chẳng phải là hóa khí, chẳng những quan lộc không có mà gia nhân cũng ít. Mộc tinh tuy khắc Thổ, nhưng chỉ cần phối hợp với khí Âm Dương, từ đó có thể hình thành một huyệt vị đại phú quý, nhân tài thịnh vượng. Nếu thấy Kim, Mộc tinh cùng thay đổi thì hoàn toàn đoạn tuyệt với dòng họ; Mộc, Hỏa tinh cùng đổi thì chỉ có hư danh dù đạt ngôi vị Tể tướng; Thủy, Kim tinh cùng đổi, người sẽ phải tha phương cầu thực. Nếu Thổ, Kim tinh cùng đổi, sẽ xuất hiện người hiền và phú. Nếu chỉ có Thủy tinh thì sẽ xuất hiện rất nhiều người đỗ Tiến sĩ vang danh văn đàn. Nếu Hỏa Kim cùng đổi sẽ khiến người cô đơn tật bệnh. Hỏa và Thổ tinh cùng biến sẽ xuất hiện tướng giỏi trấn giữ bời cõi. Những điều này dù tương sinh hay tương khắc chỉ cần quan sát hóa khí là biết rõ cơ trời. Trong Ngũ tinh thì đẹp nhất là Thủy tinh, nó thích hợp với Mộc, Kim, Hỏa tinh; Thổ tinh thích hợp với Kim, Hỏa, Mộc tinh, Thủy và Thổ không thể cùng đổi, song nó lại đoạn tuyệt với Âm khí.Đã nói Long mạch có hóa khí, quyết định huyệt vị cũng có phân Âm Dương. Hành độ của Âm Long do Dương Long tới kết huyệt và ngược lại, hành độ của Dương Long do Âm Long tới thu giữ. Thời cổ thánh hiền gọi sơn Long là có ý gì? Vì sự biến hóa của Long cũng giống biến hóa của sơn vậy. Ngư Long phải được Thủy mới có thể hóa rồng, tạo hóa cũng nằm trong sự biến cải của Âm Dương. Lại xem hinh thế Thái, Thiếu sơn rời mạch chỉ hợp với Dương khí mà không hợp với Âm khí. Nếu nơi mà Long của Âm mạch tới kết huyệt sẽ khiến con cháu cô khổ lênh đênh. Lại thất Thai Tức, nó tựa tinh huyết của mẹ cha. Thiên nhất sinh Thủy mà Địa lục thành, tinh hoa của Nhị Ngũ cũng lần lượt bổ sung. Nơi rộng rãi sẽ hình thành địa hình Thủy Chu, Hạc Tích, Phong Yêu. Những hìn dạng chữ Chi ( ), Huyền ( ), Nhân ( ) cùng Xuyên Chu, Tẩu Mã đều sinh ra từ đó. Giữa hai đốt sống lưng có một chút Thủy, đó là điềm báo Chân Long thành thai. Sauk hi thành thai kết thành huyệt vị tự nhiên rõ rang, có thể thấy rõ những nơi Hoằng Hiệu, Quật Đột. Âm xứ, Thần xứ, Đỗ Tế đều phân ra mà xếp thành Táng Khẩu, tinh tú của huyệt vị phải tìm trên Long mạch.Sinh Tử Quyết là khó nhất trong việc tìm kiếm Long mạch song không thể thiếu nó được. Nếu dáng núi uốn lượn sống động, đó là Long Sinh; dáng núi thô thiển cứng nhắc thì là Long Tử; dáng núi đông kéo tây rời đó là Long Phiên Hoa; dáng núi phân nhánh cắt mạch, đó là Long Quỷ Kiếp; dáng núi nhọn, vỡ vụn, đó là Long Đới Sát; dáng núi nghiêng ngả nhọn lõm đó là Long Xú Quật; dáng núi cô độc đó là Long Cô Đơn; dáng núi rộng rãi bằng phẳng đó là Long Tán Mạch; dáng núi phân nha lộ trảo đó là Long còn đang đi tới; dáng núi dấu nha ẩn trảo đó là Long dừng bước; dáng núi có Thiên Hồ, Thiên Giác đó là Long Dục Độ; dáng núi Hộ Lạc Tích Phong Yêu, Long đã hình thành; nếu hiệp mạch co rút, đó là Long đang giữ khí; nếu Âm Dương phân thụ, đó là Long đang kết đất thành huyệt; nếu dáng núi tựa đứt mà chẳng đứt đó là Long Thoát Sát; dáng núi trườn tới xuyên bình địa vượt sông ngòi đó là Long Quá Hiệp; dáng núi mà trung tâm rời mạch đó là Long Xuyên Trướng; dáng núi tròn trịa ngay thẳng, đó là Long Nhập Trướng, dáng núi đến và đi cứng nhắc không uốn lượn sống động thì không thể kết thành huyệt vị. Nếu nhô lên mà không thể hạ xuống, hạ xuống lại không thể nhô lên, thì Long mạch này không có khí lực; dáng núi vừa nhô lên đã hạ xuống và ngược lại thù Long mạch này khí vượng, lực đại. Long cao quý thường trùng trùng vượt trướng mà ra. Long cao quý rời mạch từ trung tâm, Long phú túc chỉ sinh ra trên bàng chi. Trướng càng nhiều thì vận khí cao càng lớn. Long có phân biệt Thư Hùng thì gọi là Thành Long, sự lớn nhỏ, thô thanh của chúng tự có chỗ bất đồng. Thủy có phân Thư Hùng gọi là Thành Huyệt, trái phải giao giới có hợp có phân. Vạn vật đều có Thư có Hùng (có trống có mái), chỉ một Thư hay một Hùng thì không thể phối hợp. Thông thường cao lớn thì gọi là Hùng, thấp nhỏ gọi là Thư, nếu Thư Hùng phối hợp sẽ kết thành huyệt. Núi lớn đột nhiên biến thành núi nhỏ là trong thô có thanh, hình dáng trước Hùng sau Thư cần phân minh. Núi nhỏ thoắt biến thành lớn là trong thanh có thô, hình trạng trước Thư sau Hùng ắt sẽ kết đất thành huyệt. Long muốn kết đất sẽ nổi Sinh Thần, Tiêm Viên Phương tự sẽ rõ ràng. Nhắc tới Tam Cát chính là nói tới Tiêm, Viên, Phương (nhọn, tròn, vuông) đất kết tự phải phan ra Âm Dương. Nếu không phân Âm Dương thì không thể kết đất thành huyệt. Thế của Long mạch khi ẩn khi hiện, lúc vui lúc giận, biến hóa đa đoan. Thế của Long mạch dựng đứng gấp khúc, đó là Long đang giận dữ; nhấp nhô uốn lượn là Long đang mừng vui. Huyệt vị khi Long giận dữ mà kết huyệt là giả. Huyệt giả này cũng có Long, Hổ sơn bao bọc, tiền khách hậu chủ tương ứng, quang cảnh trong huyệt rất đẹp không bút nào tả xiết. Song sơn thủy trong ngoài vô tình, hơn nữa Quan, Quỷ đều là giả. Giáp sơn, tòng sơn không tương ứng, hai bên trái phải hoặc cao hoặc thấp, lưng trong lưng ngoài đối nghịch. Nếu mai táng tại giả huyệt thì tiền của hao táng, bệnh tật không dứt.Có Long mạch chỉ chuyên kết quái huyệt, người ta khi nhìn thấy quái huyệt đều cho là Xú Quật mà bỏ đi. Tuy huyệt vị Xú Quật song chỉ cần giao, giới, phân, hợp rõ ràng, thì ắt có Âm Dương phân thành Quật, Đột dù có thể Long, Hổ sơn không tề toàn trong huyệt. Long mạch chân thực mà huyệt Xú Quật thì không phải ai cũng biết, sau khi mai táng ở đây, con cháu đời đời được hưởng phú quý. Đáng tiếc người ta không biết rằng thân Long đều mang theo phú quý, trong huyệt có chỗ xấu, quái lạ thì có gì đáng ngại!Phàm Chân Long đến từ chính diện, thân mình tuy uốn lượn, nhưng đầu không nghiêng lệch. Nếu là Chân Long, ắt sẽ có đủ Tống, Giáp, Tòng, Hộ, Triều Sơn. Nếu Long không có Triều cũng không có Tống, dù có Chân Long cũng vô dụng. Triều Hộ sơn càng nhiều thì càng có lực, nhiều sơn và thủy tới hội hợp, tụ tập, tựa như đại tướng ngồi trong trướng, đội ngũ chỉnh tề đầy đủ xếp hàng la liệt.Nếu là Triền Long nghiêng mặt đi tới thì một bên có Trác, một bên không. Mạch thân trên đỉnh thường quay đầu về phía chân Long không dám tùy ý tiến tới. Nếu Nhiêu, Trác hướng về phía sau thì Long thân còn đang tiến về phía trước và ngược lại, đi tới là thuận, lùi lại là nghịch. Nghịch sẽ mang theo hung mà thuận mang theo cát. Nếu một bên có một bên không thì chính là Hộ Triền; một bên thuận còn một bên nghịch thì Phòng phận có thiên lệch. Mang theo thương khố là Phú Long, mang theo cờ trống là Quý Long, mang theo cả thương khố và cờ trống thì phú quý song toàn.Xem Long cũng phải giỏi xem Long quá hiệp, ý nghĩa của hiệp tình và huyệt tình giống nhau. Khi Long quá hiệp cũng có Cang có Hộ, tránh cho Long bị gió thổi làm lộ mạch sống. Khi Quá Long quá hiệp (vượt khe) mà không có Cang có Hộ thì gió sẽ thổi khí tán thoát hết cả. Khoảng cách quá hiệp chỉ hợp ngắn mà không hợp dài, vì khoảng cách xa dài sẽ làm khí lực suy yếu. Long mạch quá hiệp cũng chỉ hợp với thanh mà không hợp với quá thô, vì quá thô thì chân huyệt sẽ đục mà không thể thành huyệt. Quá hiệp lại chỉ hợp với hẹp mà không hợp với quá rộng, vì quá rộng sẽ khiến khí lực tản mát. Quá hiệp lại phân thành Ngạnh Yêu quá hiệp và Nguyễn Yêu quá hiệp. Nếu là Nguyễn Yêu quá hiệp thì không thể gấp khúc đứt đoạn, khí lực khó giữ được. Diệt tuyến khi quá hiệp thường vừa nhỏ vừa thanh, phong yêu hạc tích (gối hạc lưng ong) là Long đang giữ khí, nếu giữ được chân khí tụ hội, huyệt hình thành mới chính là huyệt vị chân chính. Sự giữ khí cũng giống như người thổi sáo, khí vào từ lỗ nhỏ sẽ dễ tụ hợp, vì thế sẽ dễ phát ra âm thanh, từ đây cũng có thể biết được sự sai biệt giữa đất kết và không kết.Khi quá hiệp nếu hai bên trái phải có Cang, Long, Hổ sơn thì hoàn bị, nếu không thì sẽ thiếu hụt. Nếu có Thương khố vây quanh hiệp thì chủ phú túc; có Kỳ Cổ (cờ trống) vây quanh hiệp thì chủ quý. Có cả Thương, Khố, Kỳ, Cổ thì phú quý song toàn. Nếu dáng núi như đội kim quan, khăn quàng thù chủ vận quý cho nữ nhân. Nếu dáng núi như não bạt, trống, địch thì chủ vận quý cho tăng, đạo nhân. Có sơn quay đầu về, từ bốn mặt xếp thành hai hàng. Lại có Triều sơn ở trước mặt, đứng tựa chầu bái. Thiên Tâm Thập Đạo ở chính giữa không nghiêng lệch, ở giữa đối diện với Triều đường. Thủy lưu uốn lượn ôm lấy nơi Tiêm Viên; Ứng, Lạc Trẩm, Đôi do tự nhiên mà có. Triền, Hộ, Tòng, Thác biết thật giả. Triều sơn không có cách nào nâng đỡ thân Long, Triều sơn quá thẳng mà thiếu. Chân Long khuất khúc Long của chuyển chiết không chầu bái Long khác; Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc tinh cùng hợp là phú quý cục. Nếu Thương Khố Kỳ Cổ cùng theo mà Kim Sương, Ngọc Ấn bày trước mặt nhất định sẽ xuất hiện vương hầu. Tứ thần bát tướng đều quy tụ trước Long, nhị thập bát tú cũng tề tựu. Trăm ngàn ngọn núi đều bao bọc nơi đây.Bài “Long Quyết Ca” này còn cao hơn cả “Nghi Long Kinh”, nếu nghiên cứu tỉ mỉ, chuyên tâm và hiểu được sự huyền diệu của nó thì càng thêm phần tinh tường, năng lực phong thủy chẳng kém gì Tăng Cầu Kỷ, Dương Quân Tùng tái sinh.
Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|