NGHI LONG KINH
Long mạch khiến người ta có nhiều nghi vấn ở chỗ nào? Đấy là khi ta tìm đến tinh phong, phát hiện phân chi của Long. Hoặc khi tại chủ Cán thấy quân, hiệp song hành mà đi, có hộ có thác (có bảo vệ, có nhờ cậy), tinh kỳ, giáo mác hai bên tả hữu tương tùy, nhưng hoàn toàn không thấy cảnh tinh phong nhô lên bốn phía; Xem chừng không biết dựa vào đâu mà tìm Long mạch. Tác giả xin giải thích cho các vị điều nghi ngờ này, làm chỗ dựa thực sự để từ chủ Cán mà tìm ra Long mạch.Long chủ Cán dài và xa vô cùng tận. Khi nó vận hành được giữa chừng, đến chỗ dương khí hội tụ, sơn thủy phía trước lại đẹp tươi khả ái, Hộ Long ở phía sau cũng quay lưng lại. Nếu tại đay các vị có nghi vấn về hướng đi của Long mạch, thì có thể nói cho các vị biết đội ngũ nghênh tống cán Long. Điều này giống như vận chuyển lương thảo đi ngàn dặm, chẳng lẽ không hề dừng nghỉ, tá túc mà phân biệt nội ngoại? Long mạch viễn chinh, nhất định phải có quan đô đốc đi cùng. Phàm có thủy lưu dẫn Cán đi, thì ở nơi chi Long đến tận cùng sẽ xuất hiện cờ xí, giáo mác. Giáo mác nói ở đây chính là tinh phong xuất hiện, vuông vức, tinh khiết, hùng vĩ, song các vị lại không tìm thấy huyệt vị ở chốn này. Khi cán Long viễn chinh còn chưa dừng nghỉ, thì chi Long đac lạc huyệt rồi. Trên thân Chi Long (như trên cành cây) có hoa đực, hoa cái, hoa cái mới kết tinh thành quả. Nếu là hoa cái thì thụ thai, kết quả, sẽ có hộ tống. Dù có hộ tống vây quanh, vẫn còn phải xem kỹ có trùng điệp vài lần hay chăng. Nếu chỉ trùng điệp một lần, thân Long sẽ có phản cố (nhìn lại). Không nên coi đó là chân Long, vì đó mới chỉ là hộ Long, hơn nữa là tương giao mà hộ. Trùng điệp ba lần, năm lần mà thác hồi, cũng vẫn chỉ là vỏn vẹn làm đỏm làm dáng trên lưng Chi Long mà thôi. Cán Long dĩ nhiên theo thủy lưu mà đi, sơn phong hộ tống thì đi cực xa mà không phản cố (nhìn lại). Trên thân chính Long không sinh ra các tinh phong. Có tinh phòng đều là chi, diệp (cành, lá) hộ tống mà thôi. Nếu các vị thấy thân hình Cán Long kiểu thế này, nhất định phải đến chỗ tận cùng của Cán Long mà tìm huyệt vị. Các vị nếu tới địa phương như thế thì là nghi Long. Lúc này các vị hãy nhìn chỗ thủy lưu giao hội, có thể thấy ở đấy có sơn phong đến tụ hợp. Các sơn phong này quay mình hồi cố (về thăm) Phụ mẫu sơn, Tổ tông sơn. Đây là nơi hồi Long chuyển thân. Hồi Long gấp khúc như một chiếc lưỡi câu, trước khi hình thành huyệt vị đã có xu hướng triều bái. Triều sơn chính là tông sơn và tổ sơn, nó không quản đường xa ngàn vạn dặm. Các dạng quan hình trước huyệt đều có dáng triều bái, thiên lưu vạn nguồn đều ở tư thế hướng vào bên trong mà triều bái. Cách tốt nhất để tìm Long mạch là tìm hai dòng thủy lưu tương chuyển mà triều bái.Tìm Long mạch, chỗ nào khiến người ta nghi vấn nhiều nhất? Ấy là khi thấy tinh phong chỉ là chi mạch. Chi, diệp tán loạn sẽ không có chính huyệt, nhưng khi Long mạch chân chính đến thì lại hoài nghi nó không phải là chân Long. Tình huống này xảy ra, chỉ vì không thể nhận rõ hộ vệ ở hai bên, mà lại chỉ thích sơn phong từ ngoài xa tới cước. Sơn phong từ xa tới mà lệch lạc là nơi đặt chân của Long, sơn phong nảy sinh từ chân của Long đa phần dựng đứng ở một bên. Chỗ bình viên của Chân Long không có tinh phong, sơn phong ở hai bên là khó nắm bắt hơn cả. Phần lưng bị nghiêng lệch mà mặt thẳng đứng thì gọi là phi phong. Đây chính là tư thế Chân Long giáp Tùng Long. Một tiết sinh phong, một tiết cắm nhập, khoảng cách giữa hai tiết mà rất dài, thì gọi là khoan hiệp (hiệp rộng). Hiệp rộng mà quành ra mặt trước của Chân Long, tinh phong phía sau lại hiển lộ cực kỳ khả ái, nếu đến chỗ này các vị vẫn còn nghi ngờ chưa quyết, thì hãy đi từ phần trung gian của Chính Long mà tìm hai bên. Sơn phong ở hai bên là Hộ Long và Tùng Long. Chính Long thấp nhỏ, bằng phẳng tức địa là có trùng điệp. Sơn phong trùng điệp từ hai bên chuyển hướng triều bái về phía trước, triều bái tại trước huyệt thì ta sử dụng nó.Thông qua cách giải thích trên, thử hỏi các vị, mấy nơi có châu, quận nằm trên chính thân của Long, nơi vượt sông lớn, có tìm được tinh phong hay không? Tinh phong đều hình thành ở hai bên chỗ Long đặt chân, hướng đi của chúng chỉ có thể hình thành tiểu huyệt vị mà tạo nên thôn trang, xóm ấp. Giống như tìm Long chủ yếu nhìn hai bên mà định, nếu hai bên sinh cước (chân), hì chắc chắn rồi. Chính thân Long nếu vòng qua trung ương mà đi xa, thì Lộc Tồn, Phá Quân, Văn Khúc, Liêm Trính phần nhiều sẽ là quan môn (cửa khẩu). Quan môn cũng chia ra lớn nhỏ, hai sao Lộc Tồn, Phá Quân sẽ chặn ở chỗ này. Lộc Tồn nếu vô lộc thì làm thần miếu, Phá Quân nếu vô phá thì làm cận quan. Nếu muốn tìm đại địa thì phải tìm quan cục, xem kỹ sự lớn nhỏ của quan cục và sơn thế của thủy khẩu.Phàm tìm Long mạch, nhất thiết phải tìm Chủ Cán, khỏi cần coi ở đó có tinh phong và hoán khứ hay không. Các vị hiện tại chưa thể phân biệt Chi Long với Cán Long. Mỗi khi thấy Cán Long còn nghi hoặc. Đâu biết chủ Cán dài hơn, hộ vệ cũng dài hơn, huyệt ngoại sơn hình thành châu huyện cũng là lấy sơn làm bạn. Long mạch chạy dài nghìn dặm, vài trăm dặm, trước hết ta hãy thông qua địa đồ mà tìm thủy nguyên (đầu nguồn nước), ở chỗ lưỡng thủy giáp nhau, ắt sẽ có chân khí tụ hợp. Thủy nguyên cũng có dài có ngắn. Thủy nguyên dài có thể lấy làm châu, quận, thủy nguyên ngắn – làm huyện lỵ. Mỗi tiết trên chi mạch có thể làm hương thôn, chi Cán thường hay đứt đoạn. Phân chi phách mạch tán loạn mà đi xa, chi trên chủ Cán có lúc lại biến thành chủ Cán trên chi. Đại phàm là chi Long, thì sẽ trải dài hàng trăm dặm, có thể hình thành một huyện. Trên Chi Long dài trăm dặm lại có Long tiểu cán, chỗ lưỡng thủy giáp nhau hãy tìm thủy ngạn (bờ nước) khúc chiết. Thủy ngạn khúc chiết có thủy lưu chảy vòng ôm lấy đầu Long. Ở chỗ này tương đối dễ tìm, vì chân khí không bị tán. Đến đây trước hết hãy xem xét sơn phong nơi thủy khẩu. Thủy khẩu có nội cục thoáng đãng, có hình răng chó giao thoa, hai bên và xung quanh bằng phẳng, khoan dung, thì huyệt vị nhất định nằm tại đây. Xem xong thủy khẩu và sơn rồi, lại xem kỹ triều thủy với triều sơn. Triều thủy với Long mạch đều từ xa mà đến đây, chúng có chung tổ sơn, tông sơn. Các sơn từ xa ngàn dặm viễn hành đến đâu triều bái, triều bái ở trước mặt huyện vị nên trở thành thân cận. Nếu quần sơn thực sự triều nghênh, thì có thể đoán định ngay rằng huyệt vị ở đây sẽ thành khanh tướng công hầu.Biết chân Long, chân huyệt mới hiểu được huyệt vị. Nếu dưới huyệt có Chân Long thì đường công danh sẽ liên tục thăng tiến mãi. Mỗi đoạn Chân Long đều ẩn tang, nhưng khó tìm thấy huyệt vị, chỉ có thông qua hướng đi của Triều Sơn mới tìm thấy huyệt vị. Triều Sơn nếu tương đối cao, thì từ trên cao xuống mà điểm huyệt. Triều Sơn nếu tương đối thấp, thì từ dưới thấp lên mà điểm huyệt. Triều Sơn cũng có chân có giả. Nếu Triều Sơn là chân thì nó sẽ hướng đến huyệt vị mà triều bái; nếu Triều Sơn là giả thì núi của nó sẽ không triều bái. Đừng nên chỉ thích sơn phong cao vút, tròn trịa, xảo diệu như bức họa. Nếu đã có chân Triều sơn triều bái, thì không nhất thiết phải cao vút, tròn trịa, chỉ cần thấy thế đến nhấp nhô là được. Đừng chọn loại sơn trực lai trực khứ, vì thứ đó là trụy triều sơn, dù cao vút, tròn trịa như quý nhân, nhưng quý nhân ấy lại quay lưng đi, chẳng có tình ý gì với ta.Có hình thế Triều sơn dàn hàng ngang mà tới. Khi ấy Triều sơn sẽ giống như quan lại vái chào nhau trước cửa công đường. Sơn phía trước dàn ngang mà qua, thì ở chân núi sẽ tõe chân (chi sơn), nếu trên chân (chi sơn) hình thành sơn, thì phải chúi đầu xuống. Chúi đầu xuống mà hình thành sơn phong (đỉnh núi), thì sẽ có loại nhọn, loại tròn, cả hai loại đều vái chào về phía huyệt vị ở trước mặt ta. Sơn phong lớn thì như hàm răng hướng vào nhau, sơn phong nhỏ thì như bầy cá cùng ngẩng đầu hoặc như đàn tằm kề vai nhau. Vái chào xong lại chuyển thế mà hình thành thủy khẩu, phối hợp với phía sau huyệt vị. Hàm răng chó của Triều sơn đan vào nhau, không cho nước chảy ra ngoài, không cho khí mạch của sơn và thủy tản đi.Đến một nơi như vậy thì nên tìm huyệt vị, xác định Minh Đường. Cần phân biết hướng dàn ngang và hướng đâm thẳng của Minh Đường. Thành quách của loại dàn ngang rộng rãi thì càng tăng thêm hiệu quả. Hiệu quả nhiều thì thành quách cao; hiệu quả ít thì thành quách thấp. Thành quách thật dài thì trung tâm của thành quách là sơn Minh Đường. Thành quách như cái móc câu, đầu lưỡi câu hướng về phía cửa thành, thì hình thế núi trùng điệp mà triều bái.Diện mạo của sơn tuy ở dưới mặt đất, nhưng tinh quang của sơn còn tùy thuộc tinh tú trên trời. Linh hồn của sơn ở dưới đất, còn khí phách lại ở trên trời, phải biết khí phách mới tạo nên linh hồn thật sự. Đằng trước Minh Đường rất cần có thủy, như cần có khí huyết. Bên trong huyệt vị phải tránh gió như tránh giặc cướp. Không thể để cho huyệt vị bị khuyết, bị gió thổi mất khí hoặc để nước chảy vào. Thử hỏi phân biệt Minh Đường ra sao? Khi núi vây xung quanh, còn ở phía trong bằng phẳng, có thành quách, thì có thể tạo nên Minh Đường. Có những hiệp cốc hình dạng như vậy, trông sơn thủy vây quanh thanh nhã, mỹ lệ, ta cần nghiên cứu cho cẩn thận, đừng như một số thầy phong thủy vội vã nói ngay đó là Minh Đường, chỉ ngay trái núi dàn ngang bảo đặt huyệt vị. Họ không ngờ rằng tuy hiệp cốc có nhiều qua núi bao quanh, nhưng khí bị tán thoát. Sao biết khí bị tán thoát? Hai bên tuy thấy có núi hộ vệ, bao quanh, song phía ngoài lại không có gì che chắn. Vậy thế nào mới là Minh Đường? Minh Đường phải có hình dạng khúc chiết như một cuộn dây thừng, cuộn dây được mở dần ra, ở phía trước huyệt vị phải lần lượt chúi vào trong, dòng nước chảy vào phía trong huyệt sẽ uốn lượn bao quanh, từ phía đối diện ôm vòng lấy như hình cánh cung, núi ở bên trên chúi xuống mà núi ở bên dưới thì ngóc lên, ở giữa có huyệt vị cát lợi nương theo hình thế và hướng đi. Hình thế chân thực thì huyệt vị là giả. Thế núi giả, chỉ cần ngó hai bên, huyệt giả thì tình hình ở hai bên nhất định cũng như vậy. Phần che chắn bên ngoài không chuyển động, thành quách bên trong đổ nghiêng vào trong, tình hình khí của Long cao quý đều bị tán thoát.Phía sau Long sơn Hổ sơn nhất định có y phục che chắn. Tuy y phục ấy không làm cho ta nhìn thấy huyệt vị, nhưng chắc chắn huyệt vị kia sẽ làm cho con cháu làm đến chức công khanh. Chỗ Long mạch cao quý vận hành, nhất định có trải chăn đệm, hình thành cục diện cao quý. Thế nào là trải chăn đệm? Thì xem phía dưới thân Long có vạt đất bằng phẳng như mại rùa, như bàn đãi tiệc của quý nhân, như đàn báo của tăng nhân, đạo sĩ.Long thực thụ khi đến chỗ huyệt vị, thì có thể trải đệm, sơn mạch của chi Long cũng có chăn đệm. Đó là biện pháp rất hay để nhận biết quý Long, chứ không chỉ xem Long ốm hay mập. Long ốm tuy có sơn mạch cô hàn, nhưng huyệt vị của Long ốm vẫn trở thành quan to. Long mập phải có thể cách quý Long, nếu không nhiều khi chẳng bằng Long ốm. Phân biệt Long ốm hay Long mập thế nào? Muốn biết, hay quay lại hiệp cốc sẽ rõ. Trong “Đại đới lễ ký” có viết” Ở hiệp cốc, giống cái thì thấp, giống đực thì cao”. Các nho sĩ đời Hán thì luận về sơn như về vợ chồng. Núi chồng cao, núi vợ thấp. Phong thủy sư thì luận Long trống mái. Long ốm là trống Long mập là mái. Long mập phải có Long ốm hộ vệ, Long ốm phải có Long mập phòng ngự. Long ốm nếu có hình thế trải đệm thì kéo dài ngàn dặm, đại quan được phong hầu tất nằm ở đây.Thử hỏi ngày xưa vua Vũ đã xác định trên địa đồ như thế nào? Tìm Long, tìm mạch còn đồng thời phải luận về địa thế như thế nào thì thuộc Khôn? Nếu dùng sơn thủy mà phân định hai bên, thì sẽ hình thành hai dòng chảy lớn là Hoàng Hà và Trường Giang. Trên chủ Cán có phân Chi, mà trên chủ Chi có phân Cán, dài thì chảy ra biển, ngắn thì chảy vào đồng bằng. Hoàng Hà và Trường Giang có các chi lưu là Tế Thủy với Hải Hà, Hoài Hà, Hán Thủy với Tương Thủy. Nếu nói đến chỗ tụ hợp cuối cùng của Cán Long, thì giống Thái Hành Sơn với Kiệt Thạch Sơn nối liền chạy dài tới biển. Lại có núi nhô cao tới tận Vi Lãnh, lại bị hai sông Nhữ Thủy và Dĩnh Thủy nhấn chìm. Chủ Cán ở phía Nam phân Chi mà chạy ra biển, Hà Bắc, Hà Đông đều không trái nhau. Núi Song Lãnh chạy dài mãi về phía Đông, đến Quế Châu, Liên Châu lại chạy vào Hành Dương đến thẳng bờ sông, không biết tỏa ra bao nhiêu nhánh nhỏ. Lại một chi khác chạy ra biển Đông. Một chi khác đến cửa biển, chỗ tận cùng của Cán Long năm ở nơi rất cao trên bờ nam Trường Giang. Nếu chọn Cán Long làm thứ tối cao quý, thì nó là cả một dải duyên hải đông nam. Vì sao viên tinh không ở đây mà phần lớn nằm tại các phân chi trên thân mình Chi Long? Tại vì đến đây thì rất khó phân biệt Chi với Cán, huyệt vị trên Chi phần lớn tạo nên các châu, huyện. Mà kinh thành, đế đô thì đa số nằm ở dải Trung Nguyên, bởi lẽ nơi tận cùng của núi ở ven biển thường bị gió thổi tán thoát hết chân khí.Nếu bạn muốn biết tình hình Chi Long và Cán Long, thì hãy đọc kỹ quyển thứ hai (trung thiên và hạ thiên) của “Nghi Long Kinh” dưới đây.
Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|