LONG KINH
LUẬN LONG
Là Sơn mà không gọi Sơn, lại gọi là Long, chính vì Long có thể lặn xuống vực sâu, bay lên trời cao, thoắt ẩn thoắt hiện, khiến người ta khó đoán được sự biến hóa. Bởi Long là dương tinh thuần túy, nên mới có bản lĩnh như vậy. Hơn nữa, một khi Sơn trầm mình xuống đáy song đáy biển, hoặc vươn cao tới chín tầng mây, thì cũng chẳng khác biệt gì Long, lại có thể sản sinh mây ngũ sắc, tạo thành mưa gió hệt như Long. Cho nên dùng Long để gọi Sơn có thể nói là tự nhiên xảo diệu phi thường vậy.
Nhưng muốn truy tìm, nghiên cứu sâu vào cốt tiết, khai hợp, mạch sống v.v… của Sơn, thì chi bằng lấy thân thể con người làm tỷ dụ càng xác đáng, phù hợp. Có thể dùng chữ Giới ( ) mà so sánh. Chữ “Giới” là chung thủy (đầu và cuối) của long. Sao lại nói là chung thủy? Chữ “Cá” ( ) không thể phân ly. Lấy đầu người mà nói, đầu ở hai bên có hai tai, giống như nét phẩy “ ” và nét mác “ ” của chữ “Giới”. Đỉnh đầu cao gồ lên, xương đầu từ trán chạy xuống mũi, giống như nét sổ “ ” của chữ “cá”. Trán chia làm hai phần, chạy thẳng xuống hai lưỡng quyền và má, lại là nét phẩy “ ” và nét mác “ ” của chữ “Cá”. Từ trán xuống thẳng Sơn Căn, chuẩn đầu (mũi) là nét sổ “ ”, ba yếu tố này lại là chữ “Cá”. Đấy là chữ “Cá” của phần Thượng Đình con người.
Đầu người từ xương gáy lại chia ra hai vai, hai tay là hai nét phẩy “ ”, và mác “ ” của chữ “Cá”. Phần giữa thân người giống như nét sổ. Nội khí từ đầu người xuống tim, tim ở trung gian, lại thành nét sổ của chữ “Cá”. Gan ở bên trái, phổi ở bên phải, là nét phẩy và nét mác, biểu hiện chữ “Cá” của nội tạng người. Đấy là phần Trung Đình của thân người.
Từ eo, thận lại chia thành hai hông, hai đùi, hai chân là phần Hạ Đình của thân người.
Một chi Sơn cũng giống một thân người. Sơn phong (đỉnh núi) bắt đầu rời Tổ sơn (núi tổ) phân Long mạch, đó là đầu người. Tại địa phương này nhất định sẽ hình thành một chữ “Cá”. Từ đây chỉ cần gặp chỗ đoan chính đẹp đẽ kết đỉnh thì phần nhiều hình thành chữ “Cá”. Đến chỗ sắp kết huyệt sẽ có hai hoặc ba chữ “Cá” trùng điệp hoặc luồn vào nhau, hoặc bên dưới một chữ “Cá” nữa, trông không trùng điệp, luồn vào nhau nhưng thực tế là trùng điệp, luồn vào nhau rất giống chữ “Cá” của thân người. Nét phẩy và nét mác của chữ “Cá” giao hội với nhau, ôm lấy hai, ba huyệt vị ở đằng trước là cách tuyệt mỹ. Thủy lưu xuất phát từ Tổ sơn; phân chia Long mạch, từ hai bên kẹp Sơn mà đi, tại hai bên chữ “Cá” lại có tiểu thủy lưu từ hai phía tả hữu chảy vào phân Long; đại thủy lưu xuất phát từ Tổ sơn cuối cùng sẽ tụ ở trước Minh Đường. Thủy đến tận cùng thì Sơn cũng đến tận cùng. Long Sơn tương đối dài, thì thủy sẽ hợp vào song dài biển lớn. Long Sơn tương đối ngắn, thì thủy sẽ hợp với suối khe, mương ngòi. Khỏi cần nói Long dài mấy ngàn, mấy trăm dặm, mà nói Long ngắn mười dặm, năm dặm thì ắt có thủy làm bạn, phân hợp mười dặm, năm dặm. Chỉ cần xem chỗ khởi đầu và hội hợp của thủy, đã có thể biết Long dài hay ngắn. Cũng khỏi cần đi tìm đến đầu nguồn thủy, chỉ cần từ chỗ Long mạch kết thúc, đi ngược lại hai, ba, năm cốt tiết thấy địa phương nào đầu Long đoan trang đẹp đẽ, có mạch đâm thẳng xuống, thì đó là nét sổ của chữ “Cá”, hai bên đỉnh có hai vai, vươn ra là nét phẩy và nét mác của chữ “Cá”. Thân người thẳng, nên chữ “Cá” trùng điệp, luồn xuyên vào nhau, tương đối dễ nhận biết. Còn sơn di thì thường chuyển biến, đứt đoạn nên chữ “Cá” ít trùng điệp hoặc luồn xuyên khó nhận biết. Ắt ở chỗ khởi đỉnh, đứt đoạn, chuyển biến, phân nhánh nhìn kỹ sẽ thấy chữ “Cá”. Phàm là hướng đi của nét sổ, chính là chính mạch, còn hướng đi của nét phẩy, nét mác thì không phải là chính mạch. Bởi thế giống như cành cây ngô đồng, thì từ hai bên đồng thời tách ra mà một mạch chạy thẳng ở giữa, đó là một chữ “Cá” cũng là cách vận hành Long mạch bình thường. Giống như cành thược dược, một chi Long mạch phát xuất từ bên trái của đốt trên, một chi phát xuất từ bên phải của đốt dưới, do đó không thành chữ “Cá”.
Khi Long sắp hình thành huyệt vị, nhất định sẽ kết thành yêu hầu, thắt lại như lưng ong, rồi mới lại nhô lên. Điều này cũng giống cổ họng con người, khí hô hấp từ đây. Điều tối quan trọng là tìm đến chữ “Cá” để nhận ra phần đầu, tìm đến yết hầu, nơi hấp thụ chân khí, tìm được yết hầu sẽ có thể biết sự tiềm phục của khí. Đã tìm thấy đầu và yết hầu, thì tìm tim ở gần đó. Vì tim là huyệt vị, là chữ “Cá” trong nội tạng, nên điều này đã quá rõ. Tìm được huyệt vị mấu chốt là phải biết Long mạch. Long mạch có khi kết huyệt tại eo, có khi kết huyệt tại nơi tận cùng. Long kết huyệt ở nơi tận cùng thì lấy sơn ở mặt ngoài để sử dụng, nên không bằng Long kết huyệt tại eo lưng vì Long này lấy ngay bản thân của chi sơn để sử dụng.
Một chi sơn giống một cây ăn trái. Thủy lưu chảy qua ba trăm dặm là thủy lưu phân hợp chính quả. Thủy lưu chảy qua hơn trăm dặm là một phân hợp thủy đại phân chi (cành lớn). Trên một đại phân chi lại có phân hợp tiểu thủy chi (cành nhỏ), lại có phân hợp thủy đóa hoa. Do đó nhận biết Long mạch thông qua nhận biết thủy lưu. Long mạch của bình địa với Long mạch của cao sơn cũng không khác nhau là mấy về phương diện cốt tiết, khai hợp, mạch sống, luồn xuyên, cũng có hai bên phân hợp, thủy lưu vận hành tùy theo Long, chỉ khác nhau về tính nết. Ngũ tinh của cao sơn thì đứng thẳng, còn Ngũ tinh của bình địa thì nằm ngang. Về phần phân chi, kết eo, khai trướng, xuất mạch, thuận nghịch, nghênh tống v.v… đều không có gì khác nhau.
Nếu muốn tìm phương pháp cắm huyệt vị, chỉ cần quan sát kỹ phần đỉnh hơi nhô lên, thẩm định phần mặt hơi gồ, xem hai bên có vết tích của thủy thấp đôi chút, phía ngoài thủy lưu có kiềm cục (thế kẹp) hơi nhô cao, như thế dựa vào chân khí đã tìm đến huyệt vị.
Tìm cẩn thận trên mặt đất hai nhành thủy lưu sắp giao hội, thấy một nhánh quanh co vòng vào phía trong, thấy chỗ nổi cao dù chỉ một thước mà đoán định cao sơn, chỉ thông qua Ngũ tinh mà kiểm chứng hình dạng nằm ngang, vậy là dựa vào thủy lưu đã tìm đến huyệt vị. Đất đai phương Nam trải qua nhiều đợt làm thủy lợi, đa phần bị đứt địa mạch nên cần tìm kỹ lại đầu nguồn thủy.
Chồ hồi Long cố tổ (Long quay về thăm Tổ sơn) vì có hướng nghịch, song cũng phân thành mấy loại. Cố tổ kết huyệt tại eo lưng thì không bằng cố tổ kết huyệt ở nơi tận cùng. Có hồi cố Thủy tổ sơn, có hồi cố Phụ mẫu sơn, song hồi cố nơi gần không bằng hồi cố nơi xa, lực lượng càng mạnh, quy mô càng rộng.
Ly khai Tổ sơn nghịch hướng đã quá xa rồi, quay đầu trở lại vài dặm hoặc vài chục dặm mà triều hướng Tổ sơn, thì đây là cách hồi Long thượng đẳng. Nghịch hướng gần, sơn, thủy thuận hành, khi đến chỗ kết huyệt mới quay mình hồi cố là đã thành công. Điều chủ yếu là sa phong hộ vệ đan chéo sau lưng, triều thủy trước nơi kết huyệt uốn lượn bao bọc lấy sơn phong ở trước nơi kết huyệt uốn lượn bao bọc lấy sơn phong ở đằng sau huyệt vị, đấy gọi là “Thủy triền Huyền Vũ”, mới là thích hợp nhất.
Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|