NỘI TRUYỆN THƯỢNG (tiếp theo)
- Nếu cung vị dịch huyển thì cần quan sát sự thuận nghịch của nó, tiếp đón dược Kỳ. Khi cung vị tới gặp Nghịch Long thì nam nữ sẽ lỡ hôn.
Thủy Lưu trở về bản quái gọi là cung vị dịch chuyển, cần xem Ngũ Hành, Âm Dương thuận nghịch, tiếp đón dược Kỳ tức là có Sinh, Quan, Vượng, Sa, Thủy ứng với cục, có được như vậy phú quý mới bền lâu. Ngô công nói: “Thủy rời bản quái lại đối nghịch với Ngũ Hành Thủy Lộ, vậy tức là Âm Dương không cùng giao hội, chủ nam nữ lỡ hôn. Dù đó là Chân Long, Chính Huyệt cũng không tốt”.
- Lại cần xem bên dưới Phụ Mẫu sơn, nếu có Tam Cát Nhị Ban thì mới là tốt nhất. Mấy lời này muốn nói Phụ Mẫu sơn hợp với Sa Thủy của Tam Cát: Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc; còn Nhị Ban chính là Đông Tây, Nam Bắc, có được như vậy thì Phụ Mẫu sơn này mới là tốt nhất.
- 24 sơn khởi từ 8 cung Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc, Hữu Bật… bốn bề đều là Đào Vong Huyệt, sau khi hạ táng sẽ khiến chủ nhân không con nối dõi.
Đoạn này muốn nói về việc không nên dùng Lưu Niên Tiểu Hạn, cách này tuy có sự khác biệt về Càn Khôn, Âm Dương, Thuận Nghịch, song vẫn không bằng hợp với Quan Vượng của bản quái; Thủy hướng về Mộ được Sinh của bản quái. Phụ Mẫu sơn là cục thế tương ứng của Chân Long.
- Ai Tinh tiết lộ bí mật của Thiên Cơ: Nếu Thiên Cơ ở bên trong Ai Tinh thì phú quý song toàn, bằng không thì gia nghiệp lụi bại. Ngũ Tinh cùng phối hợp với Cửu tinh, thì danh vang thiên hạ.
Đoạn này muốn nhấn mạnh việc phải dùng Ngũ Hành Tam Hợp làm đầu.
- Can Duy là Càn, Khôn, Cấn, Tốn, Nhâm, Dương đi thuận tới Thìn; Chi Thần là Khám, Chấn, Ly, Đoài, Quý, Âm di nghịch. Đã rõ hai đường Âm Dương thì phải xếp đặt được thuận nghịch biết sinh tử bần tiện thì dùng đó mà truyền lại cho con cháu.
Càn, Khôn, Cấn, Tốn, tức là Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Sở dĩ dùng một chữ Nhâm vì nó là nơi sinh sản ra Dương. Khảm, Ly, Chấn, Đoài tức Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Sở dĩ dùng một chữ Quý vì nó là nơi bắt nguồn của Âm. Rõ sinh tử thì biết Âm Dương phân thành hai đường. Ai Tinh dùng Càn, Khôn, Cấn, Tốn khởi từ Âm Can Long theo chiều thuận; Ngũ Hành dùng Khảm, Chấn, Ly, Đoài khởi từ Dương Can Long đi theo chiều nghịch. Do vậy Cửu tinh mới phân biệt Âm Dương thuận nghịch. Hiểu được điều này thì có thể đoán được sống chết, giàu sang, nghèo hèn. Nhâm là Dương Thủy, Quý là Âm Thủy, đây là nguyên do vì sao thuận nghịch chia rõ.
- Thiên Địa Phụ Mẫu Tam Ban quái, các nhà phong thủy hiện nay đều không biết đến. Huyền Không Đại Quái vốn là yếu quyết của cuốn kinh này.
Thiên Quái Ai Tinh Ngũ Hành, Địa Chi theo Thiên Can, Tam Hợp, Ngũ Hành; Thiên can theo Địa Chi, phân Âm Dương, Phụ Mẫu, nên gọi là Tam Ban quái. Các nhà phong thủy hiện nay không biết đến điều này, lại dùng Thiên Địa Phụ Mẫu Nhị Quái, đảo lộn Sinh Khí, sửa đổi Thiên Y, Phúc Đức để xác định cát hung mà không biết hai quái Thiên Địa, Phụ Mẫu chỉ dùng cho Tiểu Thủy trước cửa. Huyền Không Đại Quái là dùng Huyền Không của Địa Quái; các nhà phong thủy lại dùng Tiểu Huyền Không Ngũ Hành để xác định sinh tử của Thủy Thần, mà không biết nó là Vong Quái dùng để phát xuất sát khí.
- Ở trên có nói tới Đông Tây Nhị Quái, ở đây muốn nói phải tìm Ngũ Hành dưới sơn và nơi nhập thủ thì mới biết được tông tích của nó.
Đông Tây Nhị quái tức Thiên Địa Nhị quái, phải quan sát kỹ nguồn gốc của nó thì mới biết được tôn tích của Cửu tinh. Nếu dùng Thiên quái, thì nên thêm hướng Thượng để xác định tốt xấu, dùng Địa quái phải thêm phần quan sát sự thịnh suy của Sa Thủy. Có hiểu được điều này mới biết Thiên quái chính là Thiên Bàn Ai Tinh, Địa Quái là Địa Bàn Tam Hợp.
- Phân rõ 12 phương vị Tử Tôn, tai họa liên tiếp, muốn rõ khắc hại phải luận Tông Chi.
Đoạn này nói về Tứ Kinh Ngũ Hành tự phân định 12 phương vị Âm Dương, chia làm chi mạch Tử Tôn, cát hung nối tiếp nhau, song phần nhiều là tai họa, tất cả chỉ vì không quan sát kỹ lưỡng Ngũ Hành đến từ Quái nào, không tra cứu xem Tử Tôn thuộc Tông Chi nào.
- Ngũ Hành đóng ở giữa, nếu Cốt của Lai Long là giả thì hại tới ngàn người.
Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Song Sơn Tam Hợp, Thiên Địa quái đều không dùng Thổ, nên gọi là Tứ Kinh Ngũ Hành, nếu phương vị của Lai Long là giả, thì khí mạch của Ngũ Hành sẽ tiêu tán, cát hung lẫn lộn, hại người rất nhiều.
- Mộ sinh trăm ngàn, không nên làm hỏng Thần tinh; Long phải hợp với Hướng, Hướng phải hợp với Thủy, Thủy phải hợp với Tứ Cát; hợp Lộc hợp Mã hợp Quan tinh, bản quái tìm Quan Vượng; hợp Hung hợp Cát, hợp tường, chỉ cần xem Thái Tuế là Thần nào thì có thể biết, đoán định thành bại thì xem là Công vị nào trong Tam Hợp năm là được.
Đoạn này muốn nói Phụ Mẫu quái sinh ra nhiều Tử Tôn, chúng có riêng Ngũ Hành Cửu tinh, không nên làm hỏng Tông và Chi. Phàm là Long đều phải hợp với Phụ Mẫu quái, hơn nữa liên tiếp phối hợp, lập hướng thuộc về Quan Vượng, Hướng phải hợp với Thủy Lộ của bản quái, Thủy phải hợp với bốn (4) Cát tinh: Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc, Tả Phụ hoặc hợp Chính, nhờ vào Lộc, Mã, Quan tinh, như thế Quan Vượng tới vị trí Quan, Thủy hướng về nơi đối diện với sơn phong, chủ phú quý. Đoán xét về cát hung nếu gặp Thái Tuế đến thì xuất hiện tai họa, gặp được năm trong Tam Hợp năm thi khi lập mộ, nên dung Công vị để luận, tại các vị trí Thân, Ngọ, Tuất, Tân, Nhâm cát hung thành bại xuất hiện tại Nhị Phòng.
- Muốn rõ Tinh, Thần, cần quan sát kỹ Ngũ Hành đến từ Quái nào, Lai Sơn Bát quái không biết tông tích, Bát quái Cửu tinh đều là hư giả, thuận nghịch tự có điểm khác nhau, Thiên quái ở tại Huyền Không.
Đoạn này có ý rằng: Dùng Ai Tinh quái để nói Ai Tinh thuận theo hướng nhà, tính toán ra Cửu tinh để định cát hung của Thủy Thần thì ắt phải xem Ngũ Hành đến từ quái nào. Nếu cát hung cung ứng mà lại không truy tìm nguồn gốc của nó, thì Bát quái Cửu tinh đều là giả. Thiên quái tại Huyền Không là muốn nói Ai Tinh quái chính là Thiên quái, Thiên quái chính là Đại Huyền Không quái, Đại Huyền Không quái Kim Mộc Thủy Hỏa đều có sở thuộc riêng. Ai Tinh Âm Dương thuận nghịch tuy khác nhau song lại cùng hợp với nguồn gốc của Đại Huyền Không. Ngô công nói: “Hợp với Thiên quái thì Thủy chảy về Mộ Khố, nó tương ứng rất nhanh; hợp với Huyền Không thì Thủy Thần rời khỏi Cự Môn, nó ắt tương ứng chậm, do vậy phải chiếu theo Thiên quái. Bằng không, Công vị bị lệch mà trẻ nhỏ bất lợi”.
- Tý, Dần, Thìn và Càn, Bính, Ất được sắp xếp vào vị trí trưởng nam; Ngọ, Thân, Tuất và Khôn, Nhâm, Tân xếp vào vị trí nhị nam; Mão, Tỵ, Sửu và Cấn, Canh, Đinh là vị trí của tam nam; Dậu, Hợi, Mùi và Tốn, Giáp, Quý xếp vào vị trí của tứ nam.
Đoạn này bàn tới Chiết Thủy Công vị. Công vị đã được nói ở trên, ở đây dùng nhất, nhị, tam, tứ phối với Mạnh, Trọng, Thúc, Quý, để nói về Chiết Thủy dùng Tý, Dần, Thìn và Càn, Bính, Ất làm Nhất Long, chủ về Trưởng Phòng; Ngọ, Thân, Tuất và Khôn, Nhâm, Tân làm nhị Long, chủ về Nhị Phòng; Mão, Tỵ, Sửu và Cấn, Canh, Đinh là tam Long, chủ về Tam Phòng; Dậu, Hợi, Mùi và Tốn, Giáp, Quý làm tứ Long, chủ về Tứ Phòng. Đây là cách cổ nhân Chiết Thủy (cách đặt thủy lưu). Phàm Can Thần Thủy của Chiết Long thì chủ hạnh phúc trong Phòng; Chi Thần Thủy của Chiết Long chủ tai họa. Cần xem xét Thiên quái, Địa quái, Ngũ Hành khởi Cửu tinh để tiêu tán và kết tụ, có thế mới nghiệm được Nhất, Nhị, Tam, Tứ Long. Tứ Kinh Ngũ Hành Tam Hợp đêu chủ dùng cách này, đoạn văn này dùng Chiết Thủy trước huyệt để bàn chứ không phải dùng Công vị, không nên dùng chung, lẫn lộn.
- Lai Long ngàn dặm phải xem Tổ tôn sơn, Chi Thủy đến đi là hung, chỉ có Dần, Thân, Tỵ, Hợi Thủy mới có sinh Vượng, phúc đức vô cùng.
Phàm Thủy thì không nên dùng Chi Thần Thủy, Lai Khứ của nó đều hung, chỉ có bốn (4) đường Thủy Dần, Thân, Tỵ, Hợi hợp với Ngũ Hành, sinh tại vị trí Quan Vượng, dòng chảy xa chủ phú quý. Song chẳng phải là bốn (4) sinh Thủy này đều dùng như nhau, chúng có sinh Vượng riêng. Do vậy còn phải xem Tổ tông sơn của chúng. Giáp, Canh, Bính, Nhâm cùng thuộc Dương, đi thuận Ngũ Hành; Ất, Tân, Đinh, Quý cùng thuộc Âm, đi nghịch Ngũ Hành. Âm Dương thuận nghịch khác nhau thì cần tìm ở bên trong. Cửu tinh khởi Thư Hùng bất đồng, Huyền Quan có chỗ hiệu dụng. Ở đây dùng Tam Hợp Địa quái nói về Giáp, Canh, Bính, Nhâm thuộc Dương, đều thuận với Ngũ Hành; Ất, Tân, Đinh, Quý cùng thuộc Âm, nghịch với Ngũ Hành. Do vậy đường đi của chúng khác nhau. Cửu tinh cũng có thuận nghịch cùng khởi Thư Hùng khác nhau. Huyền Quan là Dương xoay sang trái, Âm xoay sang phải, Ất Bính giao hội cùng Mậu Tân Nhâm, như thế là phá vỡ Huyền Quan, tận thiện tận mỹ.
- Hai quái Đông Tây vô cùng kỳ diệu, phải biết bản quái hướng về Thủy, bản quái hướng về bản Thủy Tứ Thần, có như thế mới đời đời làm quan.
Ở đây nói về hai cục Âm Dương hợp với hai quái Thiên Địa Đông Tây. Lại phải hợp với Phụ Mẫu quái, bản quái hướng về Quan Vượng, Thủy chảy về bản Mộ, sau đó rời Ngự Nhai Tứ Duy mà đi, chủ phú quý đời đời bền vững. Tổng kết về hai quái Đông Tây mà không bàn về hai quái Nam Bắc là do phần đầu có nói Nam Bắc giống như Đông Tây vậy.
- Thủy lưu rời bản quái thì chỉ có một đời làm quan, Nhất Chiết là một đời làm quan hưởng bổng lộc, Nhị Chiết là hai đời hưởng hạnh phúc, Tam Chiết Phụ Mẫu cũng có phúc. Song sẽ đón lấy tai họa nhanh chóng, vì Thủy lưu rời bản quái.
Đoạn này tổng kết cách dùng Ai Tinh Ngũ Hành. Thủy rời bản quái tức là Thủy đến chào đón Quan Vượng từ bản quái, như vậy Thủy chảy ra ngoài quái.
Sưu tầm-Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|