LUẬN TRƯỚNG
Sơn có dùng trướng mà xưng danh, tức là lấy doanh trướng khi hành quân làm tỉ dụ. Không thể lấy cung điện làm ví dụ, vì không thể tùy tiện di chuyển cung điện. Còn doanh trướng thì có thể di chuyển hàng ngày, giống như sự vận hành của sơn mạch vậy. Doanh trướng giống hình dạng tấm bình phong, tấm màn che.
Phàm sơn từ ngọn núi tổ khởi thế, nhất định sẽ triển khai thành trướng bồng (lều vải). Sau khi đứt đoạn quá mạch, sơn quá mạch giống một vị đại tướng từ trong doanh trướng đi qua; doanh trướng tứ bề vây quanh làm công cụ hộ vệ ông ta. Phàm quá hiệp lại hình thành doanh trướng, thì đều là Long cao quý. Có thuyết gọi nó là cách “quý Long trùng trùng xuất nhập trướng”, ngụ ý sơn thế vừa mới ly khai doanh trướng phía sau đã lập tức tiến vào doanh trướng phía trước. Nếu có thể dùng hành động xuất nhập của vị đại tướng quân mà so sánh, thì hình thế của sơn sẽ xuất hiện đúng như ta mong muốn.
Doanh trướng đầu tiên của đại Long thường dàn ngang triển khai mười mấy dặm, đến chỗ sắp kết huyệt vị thì thót lại còn không quá một dặm, đủ để thủ hạ có thể hộ vệ trụ huyệt vị mà thôi. Sơn khí có khi hình thành chữ “Thập” ( ), đó là sơn trướng thượng đẳng (trướng hình chữ Thập dựng đứng, sơn mạch vạch ngang qua trướng); có khi hình thành chữ “Đinh” ( ) là sơn trướng quý thứ nhì (trướng hình chữ Đinh là sơn mạch chạy ngang tới, sắp tới chỗ tận cùng thì thụt xuống một trướng, thành cảnh tượng sĩ quan một nằm một đứng).
Long cao quý vận hành đi, phàm đến địa phương chuyển ngoặt đều có tiểu tướng, nhưng lực lượng không lớn mạnh như khi quá hiệp tiến vào sa trướng, hình thế cũng không thịnh vượng. Có sơn nhất định có hiệp (hiệp là khe hẹp kẹp giữa hai quả núi, nơi dòng sông chảy qua), bởi vì sự thăng giáng, lớn nhỏ trong Âm Dương do quy luật quyết định. Sơn nhất định có sa trướng; đây cũng là sự khai mở, tung hoành trong Âm Dương do quy luật quyết định. Phàm đã thăng sẽ có giáng, thăng không đến cùng thì chẳng thể giáng đến cùng, giáng không đến cùng thì chẳng thể thăng tột độ. Cái lý lớn nhỏ cũng như vậy, vì thế mà có sơn ắt có hiệp. Đã hợp ắt có khai, hợp không đến tận cùng thì khai mở cũng không hết mức. Cái lý tung hoành (ngang dọc) cũng tương tự. Vì vậy mà sơn nhất định sẽ hình thành trướng. Như thế, sơn nhất định có khí âm dương, chỉ cần tuần theo thể thế động tĩnh mà tìm hiểu sẽ thấy công đức diễn sinh vạn vật là vô cùng vô tận. Nếu gộp hiệp và trướng vào nhau mà xem xét, thì đạo lý ấy tự nhiên sẽ trở nên rất minh bạch.
Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|