TAM THẬP LỤC THUẬN HỘI PHÁP
Thôn trang và đô thị có cư dân đông đúc, phần lớn nằm ở địa phương dừng nghỉ của Long mạch. Đàn tế thần linh và miếu mạo đa phần nằm ở nơi cùng tuyệt hung sát. Anh linh thần tiên và thánh tích Phật giáo phần lớn nằm trên các ngọn danh sơn. Quận, trấn náo nhiệt đa phần nằm tại địa phương quần Long tụ hội. Kinh đô có thể là nơi vạn thủy thiên (ngàn) sơn triều hội tôn kính thần linh. Chỗ ấy là chính giữa thiên địa, hấp thụ chính khí âm dương biến hóa và Ngũ hành tương phối cùng là Bát quái hiệp trợ. Tuy có vận hưng thịnh và suy vong, nhân khẩu đông đúc và tiêu giảm khác nhau nhưng vẫn đóng vai trò đó liên miên bất tận. Do vậy, nơi quần Long tương hội nếu nhỏ thì ắt là quận, trấn nếu lớn ắt là đô thành, nhất định đều có phép tắc chứ không thể tùy ý cải biến.
Long mạch từ các nơi chạy đến, như sợi dây, như con rắn, con lương, qua sông ngăn cách lại nhô lên, hoặc biến hóa có hình, hoặc tiềm ẩn vô hình. Số quần Long tụ hợp dưới con số 36, nhưng trên con số 30, thì là quận, trấn đông mấy vạn dân, tài sản dư dả, các anh hào chí sĩ danh thần đều cư trú ở nơi này. Nếu số quần Long tụ hợp từ trên số 20 đến 30 thì hợp nên thị trấn, huyện thành. Nếu quần Long tụ hợp từ 6,7 con đến con số 10 thì tạo nên thôn trang, dân cư cũng đông đúc, tiền tài dư dả. Còn số quần Long tụ hợp ít hơn, thì tùy sự chuyển động của trời đất mà có khi hưng thịnh, có khi phế lụi. Cho nên khảo sát lịch sử đời trước, thấy có cải quận thành ấp, cải ấp thành quận đều là vì lẽ đó. Hung cát, thịnh suy không phải do sức người quyết định, mà do trời đất tự nhiên định mệnh. Người phàm tục há có thể biết. Phải là bậc đạo sĩ có nhãn quang đặc biệt mới nhận thức nổi.
Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|