Xem kết quả: / 1
Bình thườngTuyệt vời 

Địa lý Toàn thư (kỳ 64)

Khám phá - Phong thủy
In

LUẬN KỲ QUÁI


Huyệt vị vốn chỉ có hình thái thông thường, không hề kỳ quái, song người ta nghiên cứu không sâu, hiểu biết còn ít, nên cho là kỳ quái. Huyệt vị cát lợi, mỹ hảo là do đất trời tạo nên và ẩn tàng để dành cho người có phúc, chứ đâu có hiển lộ rõ ràng. Mức độ ẩn tàng hay hiển lộ rất khác nhau, người đời phải tìm hiểu mà sử dụng cái hay hoặc né tránh cái dở.Có khi từ bên ngoài nhìn, thấy chếch nghiêng, nhưng từ bên trong nhìn lại rất chỉnh tề. Có khi từ bên ngoài nhìn thấy trực lộ bức bách, nhưng từ bên trong nhìn lại thấy rộng rãi dễ thở. Có khi từ xa nhìn chẳng thấy hình dạng gì mà ở gần nhìn lại thấy có dấu tích rõ ràng. Có khi nhìn qua thấy mơ hồ, mà nhìn kỹ lại thấy minh bạch. Tuy huyệt vị ẩn tàng kín đáo, chỉ hơi thấp thoáng, nhưng hình thế, cách cục lại đâu ra đấy, giống như một người tuy ngoại hình khuyết hãm nhưng khí chất bên trong lại sung mãn, tinh thần cốt cách khác hẳn người thường.Nói huyệt như bàn tay úp sấp, phần trên thuần dương mà phần dưới thuần âm, là ngụ ý “Dương lai Âm thụ”. Nói huyệt thẳng như cây thương là lạc mạch vừa gấp vừa thẳng, sa, thủy thẳng băng, thì bên ngoài phải có sự bao bọc. Nói huyệt lâm thủy tế, là xoay mình triều thủy mà kết huyệt, thân thể không có bao bọc mà từ bên ngoài thu hồi thế hồi cố (nhìn lại). Nói huyệt tại bình dương, là huyệt vị ở nơi đất bằng dùng sự phân hợp của thủy thành Long mà không dùng đến chỗ cao. Nói huyệt tại ruộng sâu (thâm điền), là ngụ ý chỉ nơi hơi lộ tung tích sống lưng ở dưới ruộng. Nói bằng phẳng như da trâu, là bốn góc dài mà nhọn tượng Hỏa; ở giữa tượng Thổ, có thể kết thành huyệt vị bình địa. Nói kỵ Long Trảm Quan, tức là đem khí mạch chia cắt thành các đoạn mà không đứt hẳn. Nói khí thừa bốc lên, miệng huyệt thẳng dài, là ngụ ý câu nói của Dương Công: “Thiên kiếp làm địa huyệt, Địa kiếp trước huyệt nguyên có miệng”. Nói cao trên đỉnh núi là ngụ ý câu nói của Trương Công: “Thiên Xảo sơn đỉnh phân Long Hổ”. Nói huyệt tọa không, là ngụ ý câu nói của Liêu Công: “Tọa không chuyển diện khứ Trương Hồ”. Nói miệng huyệt thẳng dài, là ngụ ý câu nói của Lỗ Công: “Huyền Vũ Chủy trường cao điểm”. Nói Ưng trảo (móng vuốt chim ưng), là trong ngắn lấy dài, là “Lộc Tồn đem lộc làm dị huyệt”. Nói Bích đăng (đèn treo tường) là bên trong hiểm trở mà chọn bình di, là “lạc tại cao sơn giai đăng dạng”. Nói Song Long hợp khí, là ngụ ý huyệt vị không hề kỳ quái.Kỳ quái tuy có rất nhiều danh mục, nhưng gộp lại là muốn nói đến sự tụ hợp thật sự của Long, Huyệt, Sa, Thủy. Sách vở đều ghi tản mác các thứ huyệt vị vừa kể và luận về chúng, không hề có gì là kỳ quái. Có điều là các thuật sư thông thái khi viết sách lập luận đa phần kín đáo, chẳng nói thẳng ra, khiến các thuật sư đời sau khi đọc cổ thư thấy khó minh bạch. Nghe cổ nhân bảo là kỳ quái, cũng nhắc lại theo, chứ thực ra chẳng hiểu kỳ ở chỗ nào, quái ở chỗ nào, làm cho người ta càng thêm mơ hồ, nghi hoặc. Thái Công trong một trước thuật của mình đã từng viết:“Cổ nhân khi luận huyệt, dùng hai chữ kỳ quái, hoàn toàn không ngụ ý nó là kỳ quái, mà chỉ là khi nhận ra chính khí của sơn thủy thì dùng hai chữ ấy để phân biệt chỗ đất thường mà thôi”.

Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh

(Còn nữa)