LUẬN XUẤT HIỆP
Sơn có hiệp, là nơi Long mạch đứt đoạn lớn quá mạch, cũng là nơi khó thoát thai hoán cốt. Giống như một người xuất thân nhờ khoa cử, được làm quan, cuối cùng đến chức khanh tướng, là có Long đại lực lượng. Tại chỗ có hiệp nhất định là do quy luật, không phải tự dưng. Long mạch khi sắp đứt đoạn quá mạch, trước hết từ tổ sơn khởi thế, hai bên vai tổ sơn sẽ giương ra hai trướng màn, mạch thì từ chính giữa rút ra khỏi hiệp, nên gọi là xuất hiệp. Chỗ co rút từ từ hạ xuống, từ từ nhỏ dần, có khi đứt đoạn tại bình địa (đất bằng), có khi đứt đoạn tại nơi vượt sông, có khi tại nơi vượt qua thung lũng. Sauk hi đứt đoạn lại nổi thành cao sơn. Trước hiệp có nghênh có tống, hai bên có sơn cước quay đầu lại để nghịch nghênh, để phân thủy lưu làm đứt đoạn mạch không làm thất thoát chân khí.
Long mạch khi xuất hiệp, khí thế của nó giống như một vị đại tướng dừng ngựa, cắm doanh trại tinh kỳ, chiêng trống, đội ngũ dàn khắp tứ phía, xung quanh chính mạch, tạo nên cục thế thoáng đãng mà bí hiểm, giữa chốn sơn lâm, bốn phương tám hướng không chỗ nào khuyết hãm. Đây là đệ nhất cách của sơn hiệp. Hiệp chia a Lão hiệp, Trung hiệp, Thiếu hiệp đến địa phương của Thiếu hiệp thì không quá xa chính huyệt. Long mạch hình thành kinh đô, đế đô chúng ta khỏi bàn, phàm Long mạch hình thành tỉnh, phủ, châu, huyện, đại hương thôn, đại âm trạch đều có hiệp, hình dáng cũng giống như nhau, chỉ khác về lớn nhỏ và đẳng cấp nặng nhẹ mà thôi. Một nơi phú quý bảo địa không có hiệp riêng, đa phần nhờ hiệp của chính Long phân chi mà kết huyệt ở hai bên. Điều này có thể khỏi luận bàn. Chính, bình, phục là quá dương hiệp; khởi tích (nhô sống lưng) là quá âm hiệp. Có loại quá hiệp từ trung tâm, chính diện, lực lượng tương đối nặng. Có loại quá hiệp từ hai bên, lực lượng tương đối nhẹ. Có loại xuyên qua ruộng, có loại vượt qua thủy… Sơn hiệp phải ngắn, phải nhỏ, hẹp (thắt lại như lưng ong, cổ hạc) mới hợp cách.
Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|