LUẬN THỦY
Đặc tính quan trọng nhất của Thủy là khi Long mạch đạt được rồi, thì Thủy mới thành tựu. Thủy là do từ trong lòng sơn sinh ra mà phối hợp với sơn. Thủy làm chân khí trong lòng sơn, giống như người có tinh, huyết, dịch vậy. Thủy làm chân khí bên ngoài thì giống như người có bầu rượu, đồ ăn và bầu sữa vậy.Có loại Đại thủy theo Long mạch từ Tổ sơn chảy đi, đến khi ra khỏi hiệp cốc thì phân lưu, bám sát sự trường đoản của Long mạch mà chảy. Loại thủy này có khi giao hội ở trước huyệt vị, có khi tụ hợp ở xa hoặc ở gần huyệt. Thủy có khi từ trong sơn phân giới huyệt vị chảy ra, có khi từ Thiếu tổ sơn phân lưu ra hai bên, chảy đến bên ngoài Long sơn và Hổ sơn thì tụ hợp lại, gọi là Tiểu thủy. Có khi tụ hợp tại bên trong Long sơn và Hổ sơn, có khi tụ hợp ở đằng trước huyệt như hình chữ Bát. Thủy giao hội có các kiểu Hà Tu (râu tôm), Giải Nhãn (mắt giải), Kim Ngư (cá vàng), Nguyên Thần, đều là từ bên ngoài chảy tới, phần trên hoàn chỉnh mà phần dưới thu lại.Thủy có loại tươn nghịch mà tương phối với Long mạch, có loại tươn nghịch mà tương phối với tả hữu sa, có loại tương nghịch mà tương phối với huyệt vị, như vậy gọi là Đắc thủy, cho nên có danh xưng “Trương sơn, thực thủy”, hoàn toàn không phải hễ có Thủy là có thể nói Đắc thủy. Nơi Thủy đến không dễ nhìn thấy ngọn nguồn của nó, nơi Thủy lai khứ cũng không dễ biết hướng của nó chảy tới đâu. Nơi Thủy chảy đến nên có nhập khẩu (cửa vào), nơi Thủy chảy nên nên có tiếp xứ (chỗ tiếp). Thủy chảy đến nên ngoằn ngoèo uốn lượn, Thủy chảy đi nên lưu luyến có tình. Thủy chảy xiết thì phải tạo thành sóng nhiều lớp, Thủy chảy chậm thì dòng phải dài, từ xa. Nếu hai dòng thủy lưu kẹp hai bên mà chảy, một bên lớn, một bên nhỏ, cũng cần một đoạn sáng, một đoạn tối. Nếu hai dòng thủy lưu hợp lại rồi chảy xuống, thì cửa ra của nước không thể ở trước hoặc ở chính giữa huyệt. Nếu giới thủy theo Long mạch một bên xa, một bên gần, thì huyệt vị nhất định phải có hai cánh tay dài mà gần mặt huyệt.
Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
(Còn nữa)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|